4 lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người

Liệt nửa người là một dạng mất vận động một bên chân, tay kèm theo tổn thương dây thần kinh não bộ cùng phía hoặc khác phía với nửa thân bị liệt. Với bệnh nhân liệt nửa người, mọi sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của người nhà. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người nhà trong chăm sóc liệt nửa người.

1.Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân liệt nửa người.

Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân liệt nửa người là rất quan trọng vì bệnh nhân ít được vận động, cần ít năng lượng nhưng lại dễ bị thương tổn do nằm lâu. Nếu người nhà không chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân có thể mắc các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường nếu chế độ ăn có quá nhiều dinh dưỡng  hoặc suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch nếu chế độ ăn bổ sung không đủ dinh dưỡng.

Trong quá trình chăm sóc người nhà nên chú ý cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, hợp khẩu vị. Khi cho người bệnh ăn không nên ép ăn quá nhiều, ăn đồ cứng và tránh tối đa không để bị nghẹn. Bởi vì điều đó có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tùy theo thể trạng của từng người khác nhau mà chế độ ăn uống cần được điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ, với người bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não có tiền sử bị tiểu đường thì nên chú ý cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm chứa ít đường, tinh bột, thêm vào khẩu phần ăn nhiều chất xơ, rau và nên chia bữa ăn của bệnh nhân thành 6 -7 bữa trong ngày.

2.Vệ sinh cá nhân

Việc vệ sinh của người bị liệt hoàn toàn bị phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì vậy, người nhà cần chú ý tắm rửa, đánh răng hàng ngày, gội đầu tuần 1-2 lần cho bệnh nhân hoặc chăm sóc dựa theo thói quen hàng ngày của người bệnh.

Bệnh nhân liệt nửa người bị ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tròn nên không tự chủ được việc đại tiểu tiện của mình. Vi vậy họ thường bị viêm đường tiết niệu. Cách xử lý tốt nhất là với bệnh nhân nữ nên đóng bỉm, lót giấy thấm, bệnh nhân nam nên dùng ống tiểu. Vệ sinh cẩn thận và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, chống lại viêm nhiễm đường tiết niệu.

Có thể bạn quan tâm:

> Phòng tránh bệnh lở loét da ở người cao tuổi

> Chú ý sử dụng đệm chống loét do người bệnh

3.Chăm sóc hàng ngày

Do người bệnh phải ăn, nằm và sinh hoạt trên giường 24/24 nên ga gối thường bẩn hơn bình thường, điều này sẽ làm họ khó chịu nếu không được thay. Do vậy cần phải thường xuyên thay ga giường cho người bệnh.

Phòng riêng của bệnh nhân nên là nơi khô ráo, thoáng khí, trong tấm mắt người nhà để dễ dàng theo dõi và chăm sóc.

Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, đối với bệnh nhân nam phải cạo râu, nữ cần được vệ sinh, rửa mặt hàng ngày. Khi vệ sinh cho bệnh nhân người nhà nên nói chuyện, động viên tinh thần, khích lệ người bệnh cố gắng trong điều trị bệnh.

4.Đề phòng biến chứng loét da khi nằm lâu do liệt nửa người

Bệnh nhân liệt nửa người rất dễ bị loét da nếu nằm lâu quá 2 giờ ở một tư thế, vì vậy người nhà cần chú ý thay đổi cách nằm cho bệnh nhân 2h/lần. Lót chỗ nằm cho người bệnh bằng vải mềm, mịn, đệm dành cho bệnh nhân nên dùng đệm hơi chống lở loét.

Chú ý giữ cho vải trải giường luôn khô ráo, phẳng phiu. Giữ gìn da khô, sạch sẽ nhất là những vùng dễ bị loét tỳ, vùng cơ quan sinh dục và chậu mông phải đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng sau mỗi lần người bệnh đi vệ sinh.

Người nhà có thể giúp xoa bóp những vùng dễ bị loét của bệnh nhân, kết hợp với các vận động thụ động như cử động ngón tay, gập duỗi khuỷu tay ( nhơ các trường hợp liệt tứ chi), các động tác thụ động có công dụng tăng hồi lưu tĩnh mạch, tránh tình trạng ứ trệ tuần hoàn. Có thể sử dụng dung dịch hỗ trợ bôi lên da những vùng đó có tác dụng làm tăng sự đàn hồi. Xác định các dấu hiệu báo trước một tổn thương loét như vùng đỏ da, mảng da phù nề,…

Các bạn có thể mua đệm chống lở loét ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc. 

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top