Huyết áp và nhịp tim được xem như hai “dấu hiệu sống” luôn song hành với nhau, và chúng có thể được đo ngay tại nhà hoặc bất cứ bệnh viện hay phòng khám nào bởi các nhân viên y tế. Nhiều người vẫn rất mơ hồ và khó nhận ra được sự khác biệt giữa 2 yếu tố liên quan đến sức khỏe tim mạch này. Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, trong khi nhịp tim lại là số lần tim đập mỗi phút.
1.Có phải huyết áp và nhịp tim luôn luôn liên kết hay không?
Mặc dù huyết áp và nhịp tim thường tăng và giảm cùng nhau, đặc biệt khi bạn đối mặt với nguy hiểm thì cả 2 có thể cùng tăng lên một lúc. Tuy nhiên, nếu nhịp tim tăng lên, không có nghĩa là huyết áp của bạn sẽ tự động tăng – hoặc ngược lại. Khi cả 2 không có mối liên kết, bạn nên nghĩ đến một bệnh lý hoặc vấn đề nào đó mà hệ thống tim mạch. Ví dụ, nếu bạn có chỉ số huyết áp cao nhưng nhịp tim vẫn trong giới hạn bình thường, hãy đi khám để được bác sĩ xem xét điều trị bệnh cao huyết áp.
Đối với những người bị huyết áp cao, đo nhịp tim không thay thế cho việc đo huyết áp, và ở những người có rối loạn nhịp tim, huyết áp không cho thấy sự ổn định của nhịp tim. Vì thế, mỗi chỉ số này phải được đo lường một cách độc lập và càng chính xác càng tốt để xác định được chỉ số của một trái tim khỏe mạnh.
2.Có một giá trị chuẩn cho huyết áp và nhịp tim đúng hay không?
Mặc dù có giá trị trung bình bình thường chuẩn cho giá trị huyết áp và nhịp tim nhưng chúng có thể thay đổi từ người này sang người khác.
Huyết áp tối ưu thường có giá trị là 120 mmHg (huyết áp tâm thu – chỉ số trên, là áp lực của máu lên thành mạch khi tim co bóp tống máu ra tuần hoàn) / 80mmHg (huyết áp tâm trương – chỉ số dưới, là áp lực khi tim nghỉ).
Bởi 2 chỉ số này thấp có thể là nói lên sự khỏe mạnh của 1 người nhưng cũng cảnh báo mối mối nguy hiểm cho người khác. Ví dụ, nhịp tim khi nghỉ của một người trẻ tuổi là 50 nhịp/phút, hoặc một số trường hợp là 40 có thể cho thấy sức khỏe của họ đang trong tình trạng thực sự tốt, điều này thường gặp ở người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Huyết áp thấp có thể phức tạp hơn, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có bệnh tim. Nếu huyết áp thấp gây nguy hiểm cho bạn, cơ thể sẽ báo hiệu bằng các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng hoặc ngất…
Còn khi nghỉ ngơi, nhịp tim mục tiêu là từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút.
3.Có phải huyết áp và nhịp tim “thấp” chứng tỏ sức khỏe tim mạch có vấn đề hay không?
Bởi 2 chỉ số này thấp có thể là nói lên sự khỏe mạnh của 1 người nhưng cũng cảnh báo mối nguy hiểm cho người khác. Ví dụ, nhịp tim khi nghỉ của một người trẻ tuổi là 50 nhịp/phút, hoặc một số trường hợp là 40 có thể cho thấy sức khỏe của họ đang trong tình trạng thực sự tốt, điều này thường gặp ở người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Huyết áp thấp có thể phức tạp hơn, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có bệnh tim. Nếu huyết áp thấp gây nguy hiểm cho bạn, cơ thể sẽ báo hiệu bằng các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng hoặc ngất,…
4.Huyết áp hoặc nhịp tim tăng có đồng nghĩa với tăng độ nguy hiểm cho sức khỏe hay không?
Có đủ bằng chứng lâm sàng chứng minh rằng ngay cả khi huyết áp chỉ cao hơn trung bình một chút nhưng xảy ra trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Bởi huyết áp cao kéo dài là một trong những nguyên nhân gây hủy hoại các mạch máu.
Nhịp tim khi nghỉ tăng cao cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm, nhưng mối quan hệ nhân quả là không rõ ràng.
5.Khi nào huyết áp và nhịp tim có mối tương quan?
Khi một bệnh nhân đang trải qua tình trạng sức khỏe tồi tệ, chẳng hạn như xuất huyết não, đột quỵ hoặc đau tim, nhịp tim của họ có thể chậm lại do tổn hại các cơ tim hoặc mất quá nhiều máu. Rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể gây ngừng tim đột ngột và làm cho huyết áp tăng nhanh khiến bệnh nhân ngất xỉu. Trong những trường hợp, nhịp tim phụ thuộc trực tiếp trên huyết áp và ngược lại.
6.Khi bạn đánh giá các vấn đề với huyết áp và nhịp tim
Bạn nên đo nhịp tim và huyết áp vào lúc nghỉ ngơi, tại thời điểm mà bạn đang cảm thấy thoải mái. Đồng thời nên đo 2 chỉ số này vào nhiều thời điểm ngẫu nhiên trong ngày có thể giúp bạn thu được giá trị huyết áp và nhịp tim trung bình. Không nên đo ngay sau khi tập thể dục, trừ khi bạn đang làm nghiệm pháp gắng sức để chẩn đoán bệnh lý tim mạch nào đó.
Đối với bệnh nhân rung nhĩ, nhịp tim có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiên lượng bệnh và dự đoán các biến chứng nguy hiểm của nó. Còn đa số các bệnh tim khác lại phụ thuộc nhiều hơn vào huyết áp. Nhưng nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch, tốt nhất nên đo và theo dõi cả 2 chỉ số này tại nhà, bằng thiết bị đo bán tại các cửa hàng thiết bị y tế.
Một trái tim khỏe mạnh sẽ có chỉ số nhịp tim và huyết áp độc lập và không có sự tương quan với nhau. Trong trường hợp bình thường, bạn nên theo dõi nhịp tim và huyết áp một cách riêng biệt để đánh giá chính xác sức khỏe tim mạch, tuyệt đối không được dựa vào 1 trong 2 chỉ số để đánh giá chỉ số còn lại.