9 lời khuyên hữu ích cho người huyết áp cao

Để tránh nguy cơ tai biến mạch máu não cũng như biến chứng nguy hiểm khác “ăn bớt” tuổi thọ, người cao huyết áp cần tự bảo vệ bằng các biện pháp dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng của người bị cao huyết áp sẽ tác động rất lớn đến việc phòng tránh huyết áp tăng cao đột ngột cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Theo các chuyên gia, lối sống lành mạnh có thể mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, kể cả với các trường hợp di truyền. Dưới đây là 9 cách ngăn chặn và kiểm soát biến chứng cao huyết áp.

Xem thêm:

1. Hạn chế uống rượu:

Người mắc bệnh huyết áp cao nhất thiết phải biết hạn chế rượu, không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly đối với phụ nữ.

2. Không để cân nặng vượt chuẩn:

Thừa cân là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến tim và huyết áp. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép, chứng cao huyết áp sẽ dễ xuất hiện. Vì thế khi có dấu hiệu dễ thừa cân, béo phì, tăng cân đột ngột, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

3. Cảnh giác với muối ăn:

Một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng nhiều nhất 6g muối mỗi ngày. Vì thế, cần tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp… vì chúng chứa rất nhiều natri.

Bên cạnh đó cũng nên dè chừng muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.

4. Hạn chế ăn thịt:

Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).

5. Ăn nhiều rau:

Nhiều nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn chứa càng nhiều kali thì huyết áp càng thấp. Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn nhiều rau quả chứa hàm lượng lớn kali sẽ rất tốt cho sức khỏe.

6. Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo:

Nên chọn sữa đã gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn, nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.

7. Ít căng thẳng mệt mỏi:

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, hoạt động của các dây thần kinh cũng trở nên đình trệ. Tim đập nhanh khiếp cho áp lực máu lên não tăng nhanh. Nếu căng thẳng quá độ hoặc bị xúc động mạnh, bệnh nhân cao huyết áp sẽ dẫn đến đột quỵ hoặc xuất huyết não. Căng thẳng dù ít hay nhiều tạm thời hay mãn tính đều có thể khiến huyết áp tăng vọt. Tối hơn hết, hãy chèn vào thời gian biểu hàng ngày của bạn những giờ tập luyện hít thở sâu, ngồi thiền tập thể dục để có tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

8. Vận động nhiều:

Đây là điều bắt buộc trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cao huyết áp, vận động sẽ giúp cho hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa hoạt động dễ dàng, từ đó làm giảm áp lực lên các thành mạch máu. Các loại hình vận động không yêu cầu nhiều sức lực như: đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, bơi,… rất thích hợp cho nhưng người mắc bệnh cao huyết áp.

9. Tự đo huyết áp tại nhà:

Nhiều người huyết áp cao có tâm lý lo sợ khi đến bệnh viện, đến khi huyết áp tăng cao đột ngột mới đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Thế nên, các tốt nhất để kiểm soát huyết áp là tự đo ở nhà hàng ngày. Thời điểm lý tưởng nhất là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Bạn có thể mua máy đo huyết áp điện tử bắp tay vừa dễ sử dụng, cho kết quả chính xác cao.

Bạn có thể đặt mua máy đo huyết áp điện tử bắp tay ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi đặt mua online + Free giao hàng toàn quốc.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top