Ăn nhiều muối khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao

Ăn nhiều muối không những ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tình trạng bệnh huyết áp, tim mạch trở nên tồi tệ hơn mà chúng còn khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

Ăn bao nhiêu muối là đủ?

Cơ thể con người luôn cần một lượng nhỏ natri để duy trì các chức năng hoạt động bình thường. Một cách đơn giản nhất, chúng ta thường nạp natri từ muối ăn (NaCl). Nhưng tiêu thụ quá nhiều muối lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mọi người nên tiêu thụ ít hơn 5g muối mỗi ngày, nhưng lượng tiêu thụ toàn cầu trung bình đang ở mức gấp đôi con số đó, 10g/ngày. Tiêu thụ muối quá mức làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ gặp phải các cơn đau tim, suy tim và đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa lượng muối tiêu thụ và bệnh tim mạch: càng ăn nhiều muối, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm của bạn càng tăng.

Loại thực phẩm thường chứa rất nhiều muối?

  1. Các món mắm

Một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt chúng ta là các loại mắm, như nước mắm, mắm cá, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm… Các loại mắm này được làm từ các loại cá, tôm, ruốc, moi, tép, cua, cáy trộn cùng muối và một số gia vị khác đặc trưng rồi ủ trong một thời gian cho lên men, tạo ra màu sắc và hương vị đặc trưng. Lượng muối trong các loại thực phẩm này đặc biệt cao, ví dụ chỉ với 5g mắm tôm chứa 515 mg muối, 5g mắm tép chua chứa 135mg muối. Ăn lượng lớn các món mắm sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

  1. Các món muối thực phẩm để lên men

Một điều không thể phủ nhận là dưa muối, cà muối, bắp cải muối là những món ăn “đưa cơm”. Dưa, cà, kiệu muối được làm bằng cách ngâm cà, dưa cải, bắp cải với nước pha muối và chút đường để lên men chua. Lượng muối trong 100g dưa chuột muối khoảng 2,5g;

  1. Các loại thịt, cá đong hộp ăn liền

Các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp… cũng đã có chứa muối. Do đó đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế chấm thêm gia vị chứa muối trong khi ăn.

  1. Các loại súp, nước dùng, nước sốt

Các loại súp, nước dùng cũng đặc biệt chứa nhiều muối. Trong 1 bát nước phở, nước bún cá, bún riêu cua (tương đương 200ml nước dùng) chứa khoảng 2-4gr muối.

  1. Các loại mì ăn liền, pizza, spaghetti

Mì ăn liền, pizza, spaghetti đều là những thực phẩm chứa nhiều muối “tiềm ẩn”.

  1. Đồ ăn vặt

Một số đồ ăn vặt như bimbim, hạt điều rang muối, bánh gạo vị mặn cũng chứa nhiều muối. Trong gói bim bim 48g có tới gần 900mg muối; trong 1 chiếc bánh gạo chỉ nặng 3g có tới 195 mg muối.

  1. Hải sản

Hầu hết các loại hải sản đều chứa nhiều muối hơn các loại sinh vật sống trong nước ngọt. Nên lưu ý khi nấu, chế biến các loại thực phẩm này, cho thêm ít muối hơn các loại khác.

an nhieu muoi de bi dot quy 2

Ăn nhiều hoa quả rau xanh và hạn chế ăn muối

Theo dõi sức khỏe phòng tránh đột quỵ

Theo dõi sức khỏe phòng tránh đột quỵ bằng cách đi khám định kỳ hàng năm và theo dõi huyết áp, tim mạch hàng ngày bằng máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim. Điều này đặc biệt cần thiết với những người tiền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch, hoặc trên 40 tuổi.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top