Bạn biết gì về tim và những bệnh tim mạch

Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể. Nếu chức năng tim bị ảnh hưởng có thể gây bộc phát các cơn đau tim, suy tim hay nhồi máu cơ tim. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về tim mà bạn nên biết để ngăn ngừa bộc phát các chứng bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Những yếu tố nào dẫn đến bệnh tim?

Có rất nhiều yếu tố nguy hiểm dẫn đến bệnh tim, một số phòng ngừa được và một số thì không. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Huyết áp cao (tăng huyết áp)
  • Cholesterol cao
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Lười hoạt động thể lực

Trong đó, hút thuốc là yếu tố có thể ngăn ngừa và kiểm soát. Những người hút thuốc lá có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch gấp hai lần người khác.

Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn vì nồng độ glucose trong máu cao làm tăng khả năng dẫn đến các tình trạng như:

  • Cơn đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh động mạch vành

Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là phải kiểm soát đường huyết để hạn chế khả năng mắc bệnh tim mạch. Tiền sử gia đình, sắc tộc, giới tính và độ tuổi là những yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh. Các yếu tố này không tránh được.

Làm sao để bạn có thể phòng ngừa bệnh tim mạch?

Như đề cập ở trên, một số yếu tố gây bệnh tim có thể không phòng ngừa được. Tuy nhiên, việc giảm khả năng phát bệnh tim vẫn là rất quan trọng bằng cách hạn chế những yếu tố mà bạn có thể kiểm soát.

Có huyết áp và lượng cholesterol ổn định là bước đầu tiên trong việc sở hữu một trái tim khỏe mạnh. Huyết áp được xem là ổn định khi tâm thu thấp hơn 120 và tâm trương thấp hơn 80 (thường được ghi là “120/80” hoặc “120/80mmHg). Huyết áp tâm thu là con số cho biết áp lực động mạch khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương đo lương áp lực động mạch khi tim dãn ra. Con số này cao cho thấy tim đang làm việc vất vả để bơm máu.

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, tiểu đường, hay từng bị nhồi máu cơ tim, chỉ số mục tiêu cholesterol HDL của bạn có thể thấp hơn so với chỉ số bình thường.

Căng thẳng kéo dài là tác nhân gây bệnh tim. Vì vậy việc kiểm soát căng thẳng cũng giúp bạn trong việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên tìm gặp và trò chuyện với bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy quá tải, lo lắng, hoặc đang đương đầu với những biến cố gây căng thẳng, như chuyển nhà, thay đổi công việc hoặc ly hôn.

Ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng. Giảm những thức ăn có lượng chất béo và muối cao ,Dành  30 đến 60 phút tập thể dục mỗi ngày, đều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nếu bạn mắc bệnh tim, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ rèn luyện thể chất mỗi ngày.

Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng ngay. Nicotine trong thuốc lá có thể làm mạch máu co thắt, gây khó khăn thêm cho việc lưu thông máu, dẫn đến xơ vữa động mạch.

Làm gì khi mắc bệnh tim

Nếu bạn mắc bệnh tim, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những bí quyết cơ bản như:

  • Ngừng hút thuốc
  • Kiểm soát huyết áp
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giữ nồng độ cholesterol ổn định
  • Giảm cân
  • Ăn uống lành mạnh

Có thuốc chữa trị bệnh tim nào không?

Bệnh tim không thể chữa lành. Bạn cần phải giảm sát và điều trị suốt đời. Rất nhiều triệu chứng của bệnh tim có thể thuyên giảm khi được sử dụng thuốc điều trị và những thay đổi trong lối sống. Khi những phương pháp này thất bại, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Tuy nhiên, chưa có cách nào để có thể điều trị tổn thương trên động mạch của bạn. Kiểm tra sức khỏe tổng quát ngay từ bây giờ là điều quan trọng mà bạn nên thực hiện.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top