Tập gym là một trong những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người áp dụng kể cả nam và nữ. Ở người chơi thể thao, khớp vai là một khớp thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các họat động của chi trên nên rất dễ chấn thương. Khi bị trật khớp vai do tập gym nên sử dụng băng cố định khớp vai sẽ giúp nâng đỡ khớp bị tổn thương, giúp người bệnh đỡ đau và thoải mái hơn.
Các chấn thương vai thường gặp khi tập gym
Khớp vai có khung xương được cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay. Các khớp này được giữ vừng bằng các dây chằng, bao khớp và gân cơ, giúp khớp vai hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.
Trong khi tập gym, chơi thể thao, khớp vai thường thực hiện khá nhiều động tác nên có khả năng bị chấn thương rất cao.
Các chấn thương vai thường gặp bao gồm:
Khi tập thể hình, nếu bạn không cẩn thận hoặc tập sai bài tập thì rất có thể gây ra chấn thương vai và một số loại chấn thương vai thường gặp gồm:
1.Rách sụn viền và bao khớp vai
Bao khớp vai có thể dính liền vào xương là nhờ sụn viền ổ chảo. sụn viền là bộ phận rất dễ bị rách hay tróc ra khỏi xương, được ví như “cánh cửa sứt bản lề”. Điều này xảy ra khi thực hiện động tác xoay quá mức hoặc vặn xoắn khớp, té ngã dùng tay chống đỡ.
2.Trật khớp cùng
Tổn thương này dễ gặp khi té ngã dùng tay chống đỡ hay vai đập xuống mặt phẳng. Với trường hợp này phải phẫu thuật can thiệp trực tiếp để chấn thương có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trật khớp cùng thường gặp ở những người chơi thể thao đỉnh cao.
3.Gãy xương vùng vai
Lực chống đỡ từ vai hoặc va đập vai quá mạnh vào mặt phẳng có thể dẫn đến gãy xương đòn, xương bả vai và cánh tay. Lúc này bắt buộc phải nghỉ tập luyện một thời gian và dưỡng thương ổ trạng thái bất động tốt, nếu không sẽ bị lệch và phạm khớp.
4.Viêm rách gân và chóp xoay
Ngoài bao khớp, khớp vai còn có một bộ phận là bốn gân cơ chóp xoay bao quanh giúp giữ vững khớp và tạo lực xoay tròn cho khớp vai. Vì đảm nhận nhiều chức năng như thế gân dễ bị rách và chấn thương. Rách gân gây đau mãn tính, cứng khớp và làm mất chức năng của mình nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh nhân bị chấn thương khớp vai sẽ không thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi sử dụng vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,… Sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn, khớp bị thoái hóa dẫn đến khó điều trị.
Khi cử động, bệnh nhân sẽ cảm thấy thiếu sức mạnh khi giơ cánh tay ra 4 hướng. Vai bị cứng, đôi khi cảm thấy cánh tay có thể bị trượt ra khỏi ổ khớp vai.
Các bước xử lý khi bị trật khớp vai khi tập gym
Trước khi tới bệnh viện, bạn nên xử lý sơ cứu ngay khi bị trật khớp vai để tránh gặp di chứng sau này:
Bước 1: Hạn chế di chuyển hoặc cử động
Khi bị trật khớp vai, việc đầu tiên là bạn đừng di chuyển hoặc cử động khớp vai để tránh tạo thêm lực lên khớp gây đau hơn. Các động tác lắc tay, xoay khớp hoặc nắn khớp có thể khiến khớp bị tổn thương, các nhóm cơ, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu quanh khớp vai có thể bị ảnh hưởng nặng hơn lúc ban đầu.
Bước 2: Cố định khớp vai
Tiếp theo, dùng băng vải cố định khớp vai ở tư thế hiện tại để nâng đỡ khớp bị tổn thương, giúp người bệnh đỡ đau và thoải mái hơn.
Bước 3: Chườm lạnh
Cho đá hoặc nước lạnh vào túi chườm và chườm lên vùng khớp vai để làm dịu nhanh cơn đau và giảm sưng hiệu quả. Chú ý tránh các phương pháp chườm nóng, bóp muối, xoa rượu thuốc, dùng mật gấu để giảm đau vì không mang đến hiệu quả giảm đau khớp vai mà có thể khiến các mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương hơn.
Bước 4: Đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời
Trật khớp vai tuy không quá nguy hiểm nhưng sau khi cố định khớp và chườm lạnh, bạn đã cảm thấy cơn đau thuyên giảm thì vẫn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp, giúp chữa trật khớp nhanh chóng và an toàn hơn.
Khi bị chấn thương khớp vai nên sử dụng loại băng cố định khớp vai nào tốt
Khi bị chấn thương khớp vai thì việc sử dụng băng cố định khớp vai là điều bắt buộc để điều trị. Hiện nay trên thị trường có một số loại đai khớp vai. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn loại có thương hiệu tốt để điều trị cho hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo dòng băng cố định khớp vai của thương hiệu PresiTom. Đây là một thương hiệu về đai chỉnh hình “có tiếng” hiện nay. Hầu hết các chuyên gia xương khớp và bác sĩ chỉnh hình đều biết đến.
Băng cố định khớp vai PresiTom được làm từ chất liệu vải cotton nhập khẩu. Đây là loại vải không dệt, vải có lỗ thoáng khí, chịu lực tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Dây đai của băng cố định khớp vai PresiTom được trang bị khóa Velcro (băng nhám dính). Chúng giúp thao tác sử dụng nhanh và chuẩn xác. Sản phẩm có nhiều kích cỡ để lựa chọn, phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ bảo quản, dễ vệ sinh.
Đặc điểm nổi bật của sản phẩm
– Được sản xuất từ vật liệu cao cấp, có độ thông thoáng cao;
– Thiết kế đặc biệt tạo sự thoải mái tối đa khi sử dụng. Đường nét tinh xảo, có độ thẩm mỹ và tinh tế cao;
– Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 13485-2016 và ISO9001-2015;
– Sử dụng trong các trường hợp như:
+ Người bị trật khớp vai
+ Người cần cố định sau mổ vùng khớp vai
+ Người bị gãy lồi cầu xương cánh tay
+ Người bị viêm khớp vai cấp, mãn tính.
Mua băng cố định khớp vai ở đâu tốt
Nếu bạn đã bị thuyết phục bởi các tính năng và hiệu quả vượt trội của sản phẩm băng cố định khớp vai PresiTom mang lại, thì có thể mua hàng dưới 2 hình thức:
Liên hệ qua hotline (24/7): 1900.633.985 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ
Đến trực tiếp tại địa chỉ:
- Miền Bắc: Số 1/68 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Miền Nam: Số 156/7E/3 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP Hồ Chí Minh.