Bé bị nhiệt miệng tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng ba mẹ cũng cần chú ý theo dõi và điều trị nhanh khỏi, tránh để bé bị đau nhức lâu ngày, cản trở việc ăn uống của con.
>> Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ là gì?
Nhiệt miệng là khi trẻ bị tổn thương nướu hoặc niêm mạc miệng khiến bé gặp khó khăn trong hoạt động ăn uống hàng ngày. Biểu hiện của bé bị lở miệng cũng giống như người lớn, bé sẽ bị sốt và những vết thương nông khiến bé bị viêm loét vùng niêm mạc.
Nguyên nhân khiến bé bị lở miệng là gì?
Có một số nguyên nhân khiến bé bị lở miệng như:
- Bé mắc bệnh, bị căng thẳng hoặc mệt mỏi
- Cũng có thể do bé lỡ cắn vào đầu lưỡi hoặc trong má khiến bé bị nhiễm trùng bởi một số virus gây viêm loét, thậm chí là làm nấm miệng.
- Bé bị thiếu chất dinh dưỡng: Ở một số trẻ, lở miệng thường xuyên xuất hiện khi trẻ bị thiếu hụt kẽm, folic, sắt hoặc vitamin B
- Đặc biệt, lở miệng còn là triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Bé bị nhiệt miệng mẹ cần chú ý những gì?
Ở những trường hợp thông thường, lở miệng không phải là vấn đề nguy hiểm, trẻ có thể nhanh khỏi trong vòng 1 tuần. Thế nhưng để thêm một ngày nào là trẻ lại thêm đau đớn và chán ăn ngày đấy. Do đó, mẹ cần áp dụng một số biện pháp chữa lở miệng cho trẻ dưới đây để bé sớm cảm thấy dễ chịu và ăn uống ngon miệng trở lại.
- Sử dụng thuốc/ gel đặc trị cho bé bị lở miệng, thường bán phổ biến trong các hiệu thuốc Tây. Những loại thuốc này được bán riêng cho trẻ em nên rất an toàn. Tuy nhiên, nếu bé nhà mẹ dễ bị dị ứng thì hãy nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần để xem có thể an tâm sử dụng cho bé hay không.
- Mỗi ngày cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng ít nhất 4 lần để sát khuẩn cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Dùng mật ong – một phương pháp trị lở miệng ở trẻ hiệu quả. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
- Thay bàn chải mềm: Sử dụng bàn chải có lông mềm mỗi khi đánh răng là cách hạn chế làm tổn thương thêm các vết lở trong miệng của trẻ.
- Thay những thức ăn rắn bằng thực đơn dạng lỏng: Khi bé bị lở miệng thì mọi món ăn đều trở nên kém hấp dẫn. Việc ăn những thức ăn lỏng như cháo, súp sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc ăn uống thay vì những món ăn dạng rắn sẽ khiến bé đau. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh những thức ăn cay, mặn và có nhiều axit để không làm vết thương của trẻ nặng hơn.
- Uống nhiều nước lọc: Cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến vết lở loét thêm nghiêm trọng. Có thể bé sẽ khước từ việc uống nước vì nó khiến bé bị đau nhưng hãy cố gắng khích lệ bé uống và nói cho bé hiểu rằng uống nước nhiều mới giúp con mau khỏi bệnh.
Bé bị nhiệt miệng mẹ cần chú ý những gì?
Những món ăn mà bé bị lở miệng nên ăn
Khi bị lở miệng, bé rất biếng ăn bởi vì thức ăn sẽ làm các vết loét trong miệng bị tổn thương nhiều hơn, gây đau rát, thậm chí là chảy máu. Nhưng tuyệt nhiên mẹ không thể để trẻ bị đói. Hãy chọn các món ăn vừa dễ ăn lại có lợi để giúp bé mau khỏi bệnh. Ví dụ như: củ cải, rau diếp cá, rau má, rau mã đề, rau mồng tơi, rau ngót, nước lọc, thịt vịt.
Với các loại rau trên thì mẹ có thể xay ra chắt lấy nước cho bé uống (pha thêm chút đường để bé dễ uống hơn). Riêng thịt vịt nên cho trẻ ăn vừa phải, dù thịt vịt có tính mát nhưng ăn nhiều quá cũng không tốt.
Cách phòng tránh bé bị lở miệng
Bé bị lở miệng là do niêm mạc miệng bị tổn thương. Vì thế cần tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ, nhất là trong việc ăn uống và đánh răng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm theo một số cách sau:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Hạn chế để trẻ ăn uống quá khuya, tốt nhất là không ăn sau 9 giờ tối
- Rèn cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày
- Không ăn quá nhiều đồ chiên rán, cay nóng, tích cực uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây
Trên đây là nguyên nhân và những biện pháp giúp mẹ khắc phục hiệu quả khi bé bị lở miệng. Hi vọng sẽ giúp cho mẹ khắc phục được vấn đề của trẻ và giúp bé yêu ăn ngon miệng trở lại.