Bệnh bụi phổi silic là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic ra sao? Các bạn hãy cùng iMediCare tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
1.Bệnh bụi phổi silic là gì?
Bệnh bụi phổi-silic là một bệnh nan y, do người lao động hít phải bụi có chứa silic tự do. Đây là bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn bụi, có hàm lượng silic tự do trong bụi cao, trong một thời gian ngắn đã có thể phát sinh bệnh.
2.Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi – silic gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tiếp xúc với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ mức độ nhẹ đến mất khả năng lao động và chết.
Bệnh bụi phổi – silic là kết quả của quá trình xơ hóa phổi. Thể loại và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với bụi: có thể mãn tính hoặc cấp tính. Diễn tiến bệnh bụi phổi – silic thường âm thầm, từ từ và kéo dài nhiều năm, không thể hồi phục được. Bệnh không có thuốc đặc hiệu, chỉ có thể chữa trị triệu chứng, giúp bệnh nhân bớt khó thở, bớt ho, nhiễm trùng (nếu có). Về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở oxy.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic còn có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ bụi hô hấp, hàm lượng silic tự do chứa trong bụi hô hấp và tình trạng sử dụng phương tiện bảo hộ lao động và thời gian phơi nhiễm.
Nơi không có phương tiện bảo hộ lao động tập thể nguy cơ cao gấp 1,98 lần nơi có phương tiện bảo hộ lao động tập thể. Người lao động không thường xuyên sử dụng khẩu trang có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cao 2,47 lần người lao động thường xuyên sử dụng khẩu trang. Erotic body to body massage near me.
3.Triệu chứng bệnh bụi phổi silic
Những người bị bệnh bụi phổi ở giai đoạn đầu thường không có bất cứ dấu hiệu nào. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ có các triệu chứng:
- Ho khan hoặc khạc đờm đen, ho ra máu vào buổi sáng.
- Tức ngực, khó thở, thở nhiều hơn hoặc thở gấp khi hoạt động. Một số trường hợp thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
4.Những biến chứng bệnh bụi phổi silic
Có rất nhiều biến chứng xảy ra, đặc biệt là hiện tượng bội nhiễm. Ở giai đoạn nặng thường sinh ra những biến chứng nguy hiểm như giãn phế nang, tâm phế mãn, lao Phổi và tràn khí Phế mạc…
Nhiễm trùng
Hiện tượng nhiễm trùng bội nhiễm trong bệnh bụi phổi – silic là rất phổ biến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ứ đọng trong phế nang phổi xơ hóa tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển. Tỷ lệ nhiễm trùng bội nhiễm gặp tới hơn 70% nên đôi khi người ta dùng cụm từ “Viêm xơ phế quản phổi” để chỉ tình trạng này. Bội nhiễm cũng là nguy cơ làm tăng nhanh quá trình xơ hóa ở phổi và phế quản làm bệnh nặng lên.
Giãn phế nang
Giãn phế nang là một biến chứng thường thấy nhất, hầu như bao giờ cũng có ở bệnh silicose giai đoạn nặng. Các thành phế nang bị xơ hóa, phế nang kém đàn hồi lớp khí cặn tăng lên nhiều, gõ lồng ngực thấy tiếng kêu trong. Chụp phim phổi thấy các xương sườn nằm ngang, các khoảng liên sườn rộng ra, hình ảnh phổi rất sáng.
Tâm phế mãn
Tâm phế mãn thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân khó thở nhiều, khó thở cả khi bệnh nhân không hoạt động. Rồi tim dần dần to ra, gan cũng to và đau. Bệnh nhân chết rất nhanh trong một bệnh cảnh suy thất phải. Nguyên nhân của tình trạng này là do phổi xơ hóa, mất hoặc giảm tính đàn hồi, giảm áp suất âm trong lồng ngực. Cùng với hiện tượng xơ hóa nhu mô phổi các dải xơ có thể chẹt vào cổ các mao mạch hoặc động mạch nhỏ của phổi. Các nguyên nhân trên bắt tim phải hoạt động tăng lên dần dần dẫn đến tăng gánh hoặc suy thất phải…
Lao phổi
Bệnh lao phổi thường xảy ra ở giai đoạn cuối, thể trạng bệnh nhân suy sụp nhiều, gầy nhanh, nhiệt độ bất thường. Bệnh nhân khạc nhổ nhiều, đôi khi dính máu. Đôi khi có khái huyết. Nghe thấy các ổ ran nổ ở đỉnh phổi, đôi khi có tiếng thổi hang. BK dương tính, phải thử đờm nhiều lần. Trên hình ảnh Xquang thấy phổi mờ phần nhiều ở đỉnh, đôi khi có hang. Nếu không rõ phải chụp cắt lớp. Bệnh tiến triển nặng, tiên lượng rất xấu. Bụi phổi tạo điều kiện cho bệnh lao phát sinh và phát triển (giống hiện tượng bội nhiễm) song bệnh lao cũng làm tăng quá trình xơ hóa nên các trường hợp lao, bụi phổi kết hợp (silico-tuberculose) sẽ là điều nguy hại cho người bệnh, cần phải điều trị nghiêm túc và quản lý tốt bệnh nhân.
Tràn khí phế mạc
Tràn khí phế mạc là một biến chứng hiếm thấy, cũng xuất hiện ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu lâm sàng rất kín đáo, chỉ khi chụp phổi mới thấy. Trên phim thấy có mỏm cụt phổi bị co lại tiên lượng nặng. Bệnh nhân có thể chết vì phổi lành không đủ khả năng trao đổi khí.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi
Những người làm việc ở môi trường có bụi (tỉ lệ dioxid silic tự do trong không khí cao) nếu không có các biện pháp bảo vệ và không biết cách tự bảo vệ mình thì rất dễ mắc bệnh. Cũng cần phải lưu ý rằng, không phải loại bụi nào cũng trở thành tác nhân gây bệnh bụi phổi.
Có hai nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh bụi phổi đó là nhóm đối tượng làm việc trong các nhà máy sản xuất về xây dựng đặc biệt là ở các mỏ đá. Bởi các loại bụi này được sinh ra chủ yếu là trên các công trình xây dựng, các mỏ khai thác khoáng sản, nhà máy sản xuất xi măng, các nhà máy nghiền đá công nhận lao động làm đường.
Nhóm người thứ hai có nguy cơ mắc bệnh phổi là nhóm người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao thông. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh bụi phổi đối với nhóm người này thường ít hơn bởi hàm lượng dioxid silic tự do trên các đoạn đường giao thông thường không cao.