Chàm ở trẻ em khiến phụ huynh lo lắng và không ít người tìm cách điều trị chàm ở trẻ sai cách do thiếu thông tin. Vì thế, iMediCare sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị về bệnh chàm ở trẻ.
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng là tình trạng da nổi mụn nước, thường xuất hiện trước khi bé 5 tuổi. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có xu hướng nổi ở má và da đầu, sau đó lan đến cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác. Sau khi bé một tuổi, chàm có thể nổi ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân…
Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Có khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Đối với các bé sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh này là 65% và với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần.
Đôi khi, do các bé cào vào vết chàm khiến da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo theo thời gian. Bệnh chàm thường xuất hiện rồi tự hết trong vài ngày. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó thường gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị, những vết chàm này có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh chàm bằng cách kiểm tra da của bé. Do đó, nếu bé có những triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị. Không có cách nào biết được khi nào bé sẽ mắc bệnh nhưng khả năng mắc bệnh sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhiều bé thường mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có bé khi lớn hơn một chút mới bắt đầu bị.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ
– Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
– Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.
– Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…
– Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như cá biển, tôm cua.
– Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm,…
Biểu hiện lâm sàng chung bệnh chàm ở trẻ em
- Giai đoạn 1: Hồng ban với các triệu chứng ngứa, hồng ban.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn mụn nước
- Giai đoạn 3: Rịn nước và đóng mài.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn thượng bì tái tạo láng nhẵn.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn tróc vảy
- Giai đoạn 6: Giai đoạn dầy da.
Các thể của bệnh chàm ở trẻ em:
- Cấp tính: Nổi hồng ban, có mụn nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa dữ dội.
- Mạn tính: Rát, mỏng da dày, khô, ráp, tróc vảy với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
Cách điều trị chàm cho bé
Trong giai đoạn cấp tính trẻ thường bị rỉ dịch nhiều, bác sĩ sẽ cho những thuốc, dung dịch làm cho da khô ráo, bớt rỉ dịch. Và khi da khô lại, bước tiếp theo bác sĩ sẽ cho dùng các sản phẩm dưỡng ẩm để lại bớt tình trạng khổ da để giảm ngứa, tăng cường hàng rào chức năng bảo vệ da.
Dùng kem dưỡng ẩm tùy theo tình trạng bệnh để có những kem đặc trị cho tình trạng khô da của em bé. Nên duy trì dùng kem dưỡng ẩm, sữa tắm dịu nhẹ, ít kích ứng cho trẻ ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh.
Bản chất chàm là viêm da mãn tính, tái đi tái lại nên sẽ phải dùng những thuốc bôi Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch với những trường hợp nặng. Những thuốc kháng viêm này cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng vì chúng có những tác dụng phụ nhất định, nhất là với trẻ em có làn da nhạy cảm. Vì thế bác sĩ sẽ chọn những thuốc Corticoid nhẹ nhất, dịu nhất, ít tác dụng phụ với em bé và thực sự cần thiết.
Lời khuyên chăm sóc da cho trẻ bị chàm
Luôn giữ ẩm cho da của con bạn
Đó là một phần của phương pháp điều trị hàng ngày cho bé.
- Sử dụng các loại chất dưỡng ẩm không mùi. Chất giữ ẩm dạng kem hoặc thuốc mỡ thường có tác dụng làm ẩm tốt hơn là nước xoa/sữa (lotion).
- Sau khi tắm, dùng khăn lau nhẹ lên da và bôi chất giữ ẩm vào làn da vẫn còn ẩm ướt.
- Bôi kem giữ ẩm ít nhất mỗi ngày một lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Nên bôi kem dưỡng ẩm lên mặt và toàn thân.
Tránh các chất gây dị ứng
Những người mẫn cảm với các loại vải thô ráp hoặc các hóa chất trong xà phòng và bột giặt nên:
- Mặc quần áo vải sợi mềm ví dụ như loại 100% cotton.
- Dùng các loại tẩy/rửa dành cho da không có mùi hương
- Tắm nhanh, giữ nhiệt độ nước tắm ở mức nhiệt độ phòng
- Sử dụng các loại bột giặt không có nước nhuộm màu hoặc không có mùi hương, và có chất tẩy rửa không quá mạnh.
- Không sử dụng chất làm mềm vải khi sấy áo quần.
Ngăn chặn sự trầy xước, tổn thương da
Gãi, chà xát có thể gây kích ứng, viêm da và khiến bệnh nặng hơn. Vì thế hãy ngăn chặn bằng cách cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ khi chúng ngủ. Nếu trẻ ngứa và khó ngủ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc kháng histamin để trẻ ngủ ngon hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ, vì thế nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ có tiền sử bị bệnh chàm hoặc cơ địa dị ứng thì nên chọn cho con những loại sữa an toàn, không gây dị ứng.
Các mẹ cho con bú cần tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, sữa bò, thịt gà,…vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến sữa mà con bú.
Chàm ở trẻ em không có gì nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan, không tìm được cách điều trị chàm ở trẻ sớm và kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bé sau này. Các bậc phụ huynh nên lưu ý những dấu hiệu, cách phòng tránh bệnh chàm ở trẻ sơ sinh chúng tôi đã nêu trên để bảo vệ bé ngay từ đầu.
⇒ xem thêm: máy xông khí dung ở hà nội