Dày sừng ánh sáng là loại bệnh da liễu khiến mảng da dày, thô ráp tại những nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều. Đây được coi là dấu hiệu của ung thư da sớm, báo hiệu vấn đề nguy hiểm của sức khỏe.
Vậy bệnh dày sừng ánh sáng là gì?
Bệnh dày sừng ánh sáng (dày sừng do mặt trời) là bệnh lý về da liễu với biểu hiện da thô, có vảy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trên mặt, tay, cánh tay và cổ. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi có làn da sáng màu và những người da trắng, mắt xanh.
Bệnh hiện được coi là giai đoạn sớm của ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ, mặc dù hiếm khi dày sừng ánh sáng tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn.
Triệu chứng của bệnh dày sừng ánh sáng
Khi xuất hiện bệnh, da sẽ có cảm giác cứng, vẩy với kích thước như cục tẩy bút chì. Bệnh có thể gây ngứa hay nóng rát ở những vùng da bị tổn thương.
Bệnh có thể tự biến mất hoặc lan rộng ra. Có thể phát triển thành ung thư tế bào gai tùy vào tình trạng của mỗi người. Khoa học vẫn chưa chỉ ra phương pháp để xác định ung thư sớm từ tình trạng bệnh này.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh dày sừng ánh sáng như xuất hiện những mảng da thô, cứng với đường kính khoảng 2.5cm, mặt nốt sần có thể bằng phẳng hay sưng to trên da.
Nhìn bên ngoài có thể giống như da mọc mụn cóc, màu sắc của da thay đổi chuyển sang hồng hay nâu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa hay nóng rát vùng da bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh dày sừng ánh sáng?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời có thể coi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dày sừng ánh sáng. Bệnh thường gặp ở những người da trắng, mắt xanh ở từ 30 hoặc 40 tuổi trở lên.
Thỉnh thoảng, bệnh dày sừng ánh sáng có thể do việc tiếp xúc nhiều với tia X hoặc một số hóa chất công nghiệp gây ra.
Những phương pháp điều trị bệnh dày sừng ánh sáng
Bệnh dày sừng ánh sáng có thể điều trị khỏi trước khi biến chứng thành ung thư da. Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tuổi tác cùng như tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp chữa trị bệnh khác nhau. Phương pháp phổ biến thường dùng trong điều trị dày sừng ánh sáng là:
Cạo và phẫu nhiệt
Bác sĩ sẽ gây tê và dùng công cụ hình thìa cạo phần da bị bệnh. Sau khi cạo, phẫu nhiệt được thực hiện để kiểm soát chảy máu và phá hủy các tế bào bất thường còn lại. Nạo là một cách điều trị nhanh chóng, nhưng có thể gây ra sẹo, đôi khi có thể là sẹo dày.
Phẫu thuật quang đông với nitơ lỏng để phá hủy sang thương da
Phẫu thuật quang đông có thể gây đau nhẹ kéo dài đến 3 ngày. Bạn thường mất 7-14 ngày để lành bệnh.
Lột da bằng hóa chất
Bôi hóa chất để làn da mới có thể phát triển và thay thế da bị hư hại.
Tái tạo bề mặt da bằng laser
Sử dụng ánh sáng laser mạnh (cacbon đioxit hoặc laser CO2) được sử dụng để tiêu diệt lớp trên cùng của da, giúp da mới phát triển thay thế cho vùng da bệnh.
Điều trị da với các loại thuốc bôi
Một số loại thuốc có chứa thành phần tẩy sắc tố như: fluorouracil, imiquimod và diclofenac… có tác dụng lột tẩy lớp da bệnh dày sừng ánh sáng và tái tạo lớp da mới thay thế cho vùng da bệnh.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dày sừng ánh sáng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Ngồi trong bóng râm, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
- Không tắm nắng
- Không tắm nắng trong nhà
- Mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vành và mang kính râm
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (UVA/UVB) với SPF 15 hoặc cao hơn mỗi ngày. Để hoạt động ngoài trời lâu hơn, bạn nên sử dụng kem chống nắng với SPF 30 hoặc cao hơn
- Dùng 2 muỗng canh kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, 30 phút trước khi đi ra ngoài. Bạn cần bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi hay ra mồ hôi quá nhiều
- Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh hơn sáu tháng tuổi
- Khám da mỗi tháng.
Bệnh dày sừng ánh sáng không thường gặp ở Việt Nam, tuy nhiên với đặc điểm khí hậu cận xích đạo phơi sáng nhiều, bệnh có thể mắc phải ở những người thường xuyên tắm nắng, phơi nắng mà không che chắn hoặc không sử dụng kem chống nắng.
Tránh tiếp xúc thời gian lâu dưới nắng không chỉ giúp bạn hạn chế phát triển bệnh dày sừng ánh sáng mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như ung thư hắc tố, lão hóa da. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, hãy cố gắng thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo tránh nắng khi làm việc lâu dưới nắng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.