Tình trạng mộng du ở trẻ thường xuất hiện 1 hoặc 2 giờ sau khi ngủ. Trẻ em có thể mắc phải bệnh này. Vậy bệnh này có triệu chứng ra sao và cha mẹ có thể làm gì để chữa trị và khắc phục cho trẻ? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!
Tìm hiểu về bệnh mộng du ở trẻ
Mộng du ở trẻ là tình trạng trẻ bật dậy trong lúc ngủ, đi lại trong nhà hoặc làm một số hoạt động khác nhưng ý thức trẻ không hề biết và không nhớ được các hành động mình đã làm.
Trẻ bị mộng du thường xảy ra phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi và thường tự hết khi trẻ lớn lên. Các cơn mộng du thường kéo dài khoảng 5 – 15 phút. Các hành động thực hiện khi mộng du ở trẻ thường vô hại. Nhưng vẫn có trường hơp có thể dẫn đến nguy hiểm và cha mẹ cần bảo vệ trẻ để trẻ khỏi bị thương khi bị mộng du.
Nguyên nhân mộng du ở trẻ
Trẻ có thể bị mộng du do:
- Di truyền
- Mệt mỏi, thiếu ngủ
- Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc ngủ không ngon giấc.
- Bị bệnh hoặc sốt
- Trẻ căng thẳng hoặc lo âu
- Trẻ không đi tiểu trước khi ngủ
- Trẻ ngủ ở môi trường lạ hoặc ồn ào
- Thới quen đi ngủ thất thường
- Tác dụng từ một số loại thuốc: thuốc an thần, thuốc kích thích, thuốc kháng histamine.
Điều trị bệnh mộng du cho trẻ
Bệnh mộng du ở trẻ sẽ hết khi trẻ lớn lên, thường không cần điều trị. Các bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất và tâm lý của trẻ để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây mộng du để điều trị kip thời.
Với trường hợp trẻ bị mộng du nhiều, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp thức tỉnh theo lịch trình:
Giám sát trẻ trong một vài đêm để xác định khoảng thời gian trẻ thường bị mộng du.
Trong vài đêm tiếp theo, cha mẹ hãy đánh thức trẻ 15 phút trước thời gian dự kiến xảy ra mộng du.
Cha mẹ không cần đánh thức trẻ hoàn toàn, mà chỉ cần lay nhẹ trẻ cho trẻ trở mình là được. Việc này có thể giúp trẻ đạt lại chu kỳ ngủ và có thể loại bỏ cơn mộng du.
Trẻ có thể gặp các vấn đề khi ngủ gây nguy hiểm cho trẻ như mộng du. Bạn cần chú ý quan sát và chăm sóc trẻ để hỗ trợ trẻ tốt nhất.