Mùa thu tưởng chừng là khoảng thời gian có thời tiết “an toàn” nhất trong năm nhưng lại vẫn khiến trẻ nhỏ hay mắc phải một số bệnh dưới đây. Ba mẹ cần lưu ý về bệnh mùa thu trẻ em hay mắc phải dưới đây và biện pháp phòng tránh.
Trẻ bị côn trùng cắn/đốt
Thời tiết sang thu với những cơn mưa bất chợt khiến trẻ dễ bị côn trùng cắn. Bố mẹ cần trang bị thuốc sát khuẩn và một vài kem bôi muỗi đốt hữu hiệu cần thiết để xử lý luôn vết côn trùng đốt.
Sốt cao
Giao mùa sang thu cũng là lúc khí hậu thay đổi, trẻ có thể bị sốt cao đột ngột bởi chưa thích ứng với khí hậu và môi trường. Nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi trẻ bị sốt, hãy dùng khăn ấm lau người cho trẻ hạ sốt. Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng nếu không cải thiện, hãy đưa trẻ vào viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Dị ứng
Khi trẻ bị dị ứng thời tiết hoặc dị ứng phấn hoa, khiến bé ngứa ngáy khó chịu, đau đớn và thậm chí bị sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số biểu hiện của dị ứng như: Nổi mẩn ngứa trên da, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy… Cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.
Bệnh về đường hô hấp
Thời tiết giao mùa năm nay mưa – nắng, nóng – lạnh thất thường, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và nặng nhất là bệnh viêm phổi. Khi đó sẽ rất dễ khiến trẻ bị cảm, sổ mũi, viêm họng… khiến chuyến đi trở thành “cực hình” đối với trẻ.
Ba mẹ nên dùng máy xông khí dung tại nhà vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con là tốt nhất. Hoặc khi con đã mắc các bệnh về đường hô hấp thì dùng máy xông khí dung để xông thuốc thay vì phải uống hay tiêm trực tiếp vào người.
Lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ em vào mùa thu
– Thời tiết này ba mẹ chỉ cần cho trẻ mặc thoáng mát, thoải mái và nên đội mũ cho trẻ khi ra ngoài chơi.
– Không nên đưa trẻ đến nơi đông người, không để trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm hoặc ho. Tránh hôn trẻ kẻo lây bệnh đường hô hấp cho trẻ.
– Nên cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, chơi các trò vận động nhẹ nhàng để tránh mất sức.
– Không để trẻ bị dính nước mưa để trẻ không bị nhiễm lạnh.
– Hạn chế cho trẻ tắm quá nhiều, tắm lâu để tránh bị nhiễm lạnh. Khi trẻ tắm xong, cần lau người cho khô hẳn rồi mới mặc quần áo để tránh bị hăm da.
– Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải khoa học.
– Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng vi khuẩn gây bệnh.
Bố mẹ hãy nắm rõ về bệnh mùa thu trẻ em hay mắc phải trên đây để bảo vệ con khỏe mạnh nhé.