Bệnh nhồi máu phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhồi máu phổi là một biến chứng thường gặp của bệnh nhân tim mạch. Tần suất của bệnh hiện nay có chiều hướng gia tăng do tuổi thọ của con người ngày một cao hơn. Để hiểu rõ về bệnh nhồi máu phổi, hãy cùng iMediCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh nhồi máu phổi là gì?

Nhồi máu phổi là tình trạng cục máu đông bắn lên động mạch phổi gây tắc nghẽn dòng máu đến nhu mô phổi. Cục máu đông có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Hay gặp nhất là cục máu đông xuất phát từ các tĩnh mạch cẳng chân.

Tắc mạch phổi xảy ra khi có cục máu đông gây bít tắc một nhánh động mạch phổi. Hay gặp nhất là các cục máu đông có nguồn gốc từ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, tuy nhiên chúng cũng có thể xuất phát từ các vùng khác của cơ thể.

Trong một số trường hợp nguyên nhân gây tắc mạch phổi không phải là cục máu đông mà có thể là: Tắc mạch phổi do mỡ trong trường hợp gãy xương mỡ chảy từ tủy xương; Tắc mạch phổi do một phần tổ chức khối u bong ra và bắn đi; Tắc mạch phổi do khí.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhồi máu phổi?

benh-nhoi-mau-phoi1

Hiện tượng nhồi máu phổi xảy ra do nhiều nguyên nhân rất khó lường trước. Nhồi máu phổi có thể được hình thành trong những tĩnh mạch sâu của cơ thể. Chính những điều này đã gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch phổi không những ảnh hưởng đến các bộ phận hô hấp mà còn ảnh hưởng đến các chi và toàn thân.

Theo nghiên cứu, nhồi máu phổi có thể là biến chứng được tạo ra từ các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, đột biến gen, béo phì. Bệnh tắc mạch này cũng thường xảy ra với người có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim hay những người mới trải qua cuộc phẫu thuật,…

Ngoài ra, căn bệnh này cũng không bỏ qua đối với những người mắc hội chứng thận hư, giãn tĩnh mạch. Một số người mắc phải các căn bệnh ác tính, giãn tĩnh mạch, giảm tiểu cầu cũng có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu phổi rất cao.

Triệu chứng bệnh nhồi máu phổi là gì?

Căn bệnh nhồi máu hay còn gọi là bệnh máu đông thường xuất hiện rất đột ngột. Các nạn nhân sẽ đột nhiên thấy đau ngực và khó thở kéo dài theo từng cơn. Kèm theo đó là các triệu chứng như nôn, ói ra máu, ho, chóng mặt, da xanh tím tái, tim đập liên hồi, mạch chậm, thở gấp và đau thắt toàn bộ cơ thể và thậm chí là ngất xỉu.

Ngay khi phát hiện nạn nhân đang gặp các tình trạng trên, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng, có những trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Chẩn đoán nhồi máu phổi

Để xác định bệnh nhân có mắc phải chứng bệnh tắc mạch phổi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành chuẩn đoán dựa trên kết quả từ các xét nghiệm liên quan như chụp Xquang ngực, điện tâm đồ điện toán, chụp tĩnh mạch, phổi,…

Các quy trình lần lượt được thực hiện sẽ giúp các bác sĩ nhanh chóng biết được tình trình tim, phổi, hệ thống tĩnh mạch và sức khoẻ của toàn cơ thể. Người mắc chứng bệnh nhồi máu phổi có nguy cơ tử vong rất cao lên tới 30% nếu không được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán lâm sàng

Cao

> 85%

 

Khó thở đột ngột, thở nhanh (> 20 lần/phút) hoặc đau ngực (kiểu màng phổi hoặc sau xương ức) không giải thích được; kèm theo ít nhất 2 trong số những dấu hiệu sau:

Tăng gánh thất phải mới có trên điện tim.

Có yếu tố nguy cơ: ứ trệ tuần hoàn, không vận động; tiền sử viêm tắc tĩnh mạch, sau mổ xương khớp hoặc tiểu khung, sau chấn thương; khối u ác tính, suy tim, dùng thuốc tránh thai….

Hình ảnh Xquang có dấu hiệu nhồi máu phổi, bướu ở vùng rốn phổi hoặc vùng giảm tưới máu.

Có dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch sâu (sưng, nóng, đỏ, đau một chân).

Trung bình Có các dấu hiệu nằm ở giữa hai nhóm thấp và cao.
Thấp

< 15%

Khó thở đột ngột, thở nhanh hoặc đau ngực nhưng do lý do khác.

Không có khó thở đột ngột, thở nhanh (> 20 lần/phút) hoặc đau ngực.

Bất thường trên phim Xquang do nguyên nhân khác.

Không có yếu tố nguy cơ.

NR > 2 hoặc aPTT > 1.5 lần chứng trong vòng 1 tuần trước đó.

Điều trị nhồi máu phổi thế nào?

Ngay khi nạn nhân được đưa đến trung tâm y tế, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng, kích thước và vị trí nhồi máu phổi để đưa ra kết luận. Nếu bệnh tình được phát hiện sớm và chưa có chuyển biến xấu, bệnh nhân có thể dùng thuốc để điều trị đến khi cục máu đông được phá vỡ hoàn toàn.

Nếu tình trạng bệnh quá nguy kịch, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để kịp thời lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể. Ngoài các phương pháp cấp cứu cần thiết, bạn cần thường xuyên vận động và tập thể dục để hỗ trợ điều trị và phòng tránh căn bệnh nhồi máu phổi hữu hiệu.

Làm sao để giúp cơ thể luôn được khoẻ mạnh và chống chọi lại các căn bệnh là một câu hỏi mà ai ai trong chúng ta đều đặt ra. Biết bệnh để phòng tránh bệnh hiệu quả cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn đẩy lùi bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ cho gia đình và người thân.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh nhồi máu phổi nguy hiểm và có những cách điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn cho cơ thể.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top