Bệnh rung nhĩ tim làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường hay gặp phải. Người mắc bệnh rung nhĩ sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần. Chính vì vậy cần phải đặc biệt chú ý với bệnh này.

>> Bệnh đột quỵ

Rung nhĩ là bệnh gì?

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường hay gặp phải. Rung nhĩ không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu vì làm nhịp tim tăng lên đến 250 – 300 nhịp/phút (tim đập 60 – 100 nhịp/phút là bình thường), làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ của người bệnh lên gấp 5 lần, thậm chí nhiều hơn.

Một nghiên cứu năm 2017 đã đưa ra thống kê cho thấy cứ 4 ca đột quỵ lại có 1 trường hợp xảy ra do rung nhĩ. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người nhận ra mối liên hệ nguy hiểm giữa hai tình trạng này.

Người bệnh rung nhĩ nên cẩn thận với nguy cơ đột quỵ

Người bệnh rung nhĩ có thể trải qua nhiều cơn đột quỵ, bao gồm cả những cơn đột quỵ thầm lặng (không gây ra triệu chứng nhưng có thể xuất hiện khi quét não). Theo thời gian, các cơn đột quỵ do rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ chứng sa sút trí tuệ, tàn tật lên gấp 2 lần so với trường hợp đột quỵ ở người bình thường.

Khi bị rung nhĩ, mặc dù tim đập rất nhanh nhưng lại bơm máu không hiệu quả, điều này khiến máu bị ứ đọng trong tim và hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ theo máu tới các cơ quan khác trong cơ thể, đến não gây đột quỵ, đến tim gây nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng bị bệnh rung nhĩ

Bệnh rung nhĩ cũng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Một số người bệnh rung nhĩ cho biết họ có các triệu chứng đau đớn, khó chịu, ngực như rung lên trong khi đó một số người hoàn toàn không cảm thấy có gì khác lạ. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, người bệnh rung nhĩ vẫn có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Một số triệu chứng rung nhĩ phổ biến bao gồm: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, trống ngực, khó thở, hay thấy lo lắng, chóng mặt, ngất xỉu…

Cần làm gì khi bị rung nhĩ tim?

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ, bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất với mình. Các biện pháp điều trị rung nhĩ thường tập trung vào mục tiêu kiểm soát nhịp tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ.

Theo dõi nhịp tim hàng ngày bằng thiết bị đo nhịp tim là rất cần thiết với người bị bệnh rung nhĩ. Bạn có thể dùng thiết bị theo dõi nhịp tim và SPO2 của thương hiệu iMediCare. Hiện có 2 model SPO2 này cho bạn lựa chọn, đó là:

Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iOM-A6

  • Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
  • Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
  • Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, tự động xoay 4 chiều;
  • Tự động tắt  sau 5s khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).

SPO2 A6

Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iOM-A6

Máy đo SPO2 iMedicare iOM-A3

  • Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng số và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Dải đo SpO2 từ 0~99% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
  • Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Màn hình LED sắc nét với kích thước lớn, dễ đọc kết quả;
  • Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
  • Kết cấu vững chắc với độ bền cao;
  • Tự động tắt khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).

Bệnh rung nhĩ tim rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột quy. Chính vì thế người mắc bệnh này cần thiết bị theo dõi nhịp tim và SPO2 để theo dõi sức khỏe tim mạch hàng ngày nhé.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top