Bệnh Sarcoidosis thường khó nhận biết và cũng tự khỏi, nhưng ở một số đối tượng thì các dấu hiệu cũng như triệu chứng Sarcoidosis có thể kéo dài đến suốt đời. Bạn biết gì về bệnh Sarcoidosis? Sarcoidosis là gì? Cùng iMediCare tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh Sarcoid là gì?
Bệnh Sarcoid (hay còn gọi là bệnh u hạt lympho lành tính) là sự phát triển một số khối u nhỏ của các tế bào viêm ở những vùng khác nhau của cơ thể – phổ biến nhất là phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
Các bác sĩ tin rằng bệnh Sarcoid là kết quả của một phản ứng miễn dịch bất thường – có khả năng là do hít một cái gì đó từ không khí – nhưng cái gì gây nên kích ứng này vẫn chưa được biết. Các giai đoạn của bệnh Sarcoid ở mỗi người có thể khác nhau.
Thông thường bệnh sẽ tự khỏi; nhưng ở một số trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của Sarcoid có thể kéo dài đến suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh sarcoidosis
Bệnh sarcoidosis vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác là do đâu. Theo các nhà nghiên cứu, bệnh sarcoidosis có khuynh hướng di truyền, có thể được kích hoạt bởi tiếp xúc với một loại vi khuẩn cụ thể, virus, bụi hoặc hóa chất.
Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập nhưng khi mắc bệnh sarcoidosis, một số tế bào miễn dịch lại kết thành chùm với nhau, hình thành những khối u nhỏ gọi là u hạt.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của Sarcoid
Khó thở và ho có thể là một trong những triệu chứng đầu tiên của Sarcoid. Nhưng Sarcoid cũng có thể xuất hiện bất ngờ với sự xuất hiện phát ban ở da. Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể kể đến như:
- Mụn đỏ trên mặt, cánh tay, cẳng chân;
- Viêm mắt;
- Giảm cân;
- Mệt mỏi;
- Ra mồ hôi đêm;
- Sốt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù bệnh Sarcoid không phải lúc nào cũng luôn nghiêm trọng, nhưng bệnh vẫn có thể gây tổn hại lâu dài đến các cơ quan của cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì hãy đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Sarcoid
Sarcoid không dễ chẩn đoán do không có triệu chứng hoặc triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng và xem xét các triệu chứng. Chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, chụp cắt lớp (CT), sinh thiết mô, điện tâm đồ để xác định tình trạng bệnh rõ ràng hơn. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị u hạt ở phổi, bác sĩ cũng có thể yêu cầu nội soi phế quản.
Phương pháp điều trị Sarcoid hiệu quả
Sarcoid có thể tự khỏi và không cần bác sĩ can thiệp nếu điều chỉnh thói quen sinh hoạt kịp lúc trong giai đoạn đầu của bệnh.
Tuy nhiên, nếu bạn đã xuất hiện nhiều triệu chứng, bạn cần được điều trị và theo dõi trong vài tháng đến vài năm.
Thuốc cortisol steroid như prednisone ức chế miễn dịch và kháng viêm thường được chỉ định trong ít nhất từ 6 – 12 tháng với liều thấp nhất để kiềm chế u hạt phát triển.
Sarcoidosis có thể tái phát. Do đó, bạn cũng cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi diễn tiến các triệu chứng xem chúng có thay đổi hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm việc chụp X-quang và xét nghiệm hơi thở.
Nếu tình trạng Sarcoidosis nghiêm trọng và kháng sinh không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc có tác dụng mạnh hơn như methotrexate dùng ức chế ung thư và trị thấp khớp, azathioprine ức chế miễn dịch hoặc hydroxychloroquine kháng virus. Các thuốc đặc trị đều chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sarcoid
Khẩu phần ăn nên giảm tiêu thụ muối nếu bạn dùng thuốc steroid.
Tiêm chủng vắc xin phế cầu khuẩn viêm phổi.
Không tự ý ngưng sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Không hút thuốc vì sẽ làm tình trạng bệnh thêm tệ hơn.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp vì nắng sẽ làm bạn bị phát ban, khiến Sarcoid thêm tệ hơn.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.