Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ

Sau bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung, bệnh suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ bệnh thường xuyên gặp ở phụ nữ. Căn bệnh đang gây nhiều khó chịu cho cuộc sống như cảm giác đau nhức chân lúc về chiều. Ngoài ra cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, và tiềm ẩn những nguy cơ liên quan đến sức khỏe tim mạch. Thực tế thì ít người thực sự quan tâm đến suy giãn tĩnh mạch. Nhiều người còn không biết rằng suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả và cải thiện những hệ lụy, nếu được phát hiện và điều trị sớm.

>> Bệnh thấp tim

>> Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ có khỏi hoàn toàn được không

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì

Tĩnh mạch là mạch máu dẫn máu hồi lưu về tim từ các bộ phận của cơ thể. Có những van giữ chức năng làm dòng máu đi một hướng về tim để trao đổi oxy. Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó, các van này làm việc không hiệu quả và làm máu đi hướng ngược lại. Điều này dẫn đến gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch. Kết quả là làm phình to các mạch máu này. Gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch (xuất hiện những đường mạch máu màu xanh ngoằn ngèo). Suy giãn tĩnh mạch có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thường xảy ra ở các tĩnh mạch chân.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến phụ nữ như nào?

Suy giãn tĩnh mạch nếu không được lưu tâm và điều trị sẽ ngày một nặng hơn. Chúng gây nhiều đường mạch máu xanh đỏ và mất thẩm mỹ ở phụ nữ. Đa phần phụ nữ chỉ chú ý đến vấn đề này khi họ thấy bất tiện khi mặc những váy ngắn. Tuy nhiên, đó có thể là giai đoạn nặng của bệnh.

Ở giai đoạn nặng, bạn có thể dẫn đến sự viêm, sưng và khó đi lại.

Những nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tiền sử gia đình

Nghiên cứu thống kê cho thấy: Bạn có cha mẹ có hiện tượng suy giãn tĩnh mạch, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này giống như họ

Thói quen làm việc

Bạn phải đứng hoặc ngồi nhiều hơn 2 tiếng mà không có cơ hội chuyển tư thế vận động trong 10 phút để thư giãn? Nếu như vậy bạn thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Tuổi tác của bạn

Càng lớn tuổi bạn càng có nguy cơ phát triển sự suy giảm chức năng của các tĩnh mạch này.

benh suy gian tinh mach 2

Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ

Những câu hỏi thường gặp về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Câu hỏi 1: Mang thai sẽ gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Trả lời: Giai đoạn sau mang thai bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch vì những thay đổi về hormone sinh dục. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên tốt hơn từ 3-12 tháng sau sinh nếu bạn không rơi vào 1 trong 3 yếu tố nguy cơ ở trên. Sau giai đoạn đó, bạn có thể tái mắc bệnh nếu không lưu tâm về các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt là nguy cơ từ môi trường làm việc.

Câu hỏi 2: Thói quen ngồi bắt chéo chân gây ra bệnh suy gĩan tĩnh mạch?

Trả lời: Bắt chéo chân không gây ra bệnh, nhưng sẽ làm bệnh nặng hơn nếu bạn đã mắc bệnh.

Câu 3: Bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây khó chịu lắm, vậy cứ đợi thời gian sẽ tự khỏi phải không?

Trả lời: Khi bạn có xuất hiện những vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, bạn nên bắt đầu tư vấn chuyên gia và điều trị sớm nhất có thể vì thực tế bệnh chỉ có thể nặng hơn, mà không thể nhẹ hoăc tự khỏi. Khi nặng hơn, mạch máu sẽ nổi rõ hơn và nhiều hơn. Thêm vào đó, bạn có thể rất bất tiện trong đi lại và sinh hoạt vì sự viêm và sưng của bệnh.

Câu 4: Bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ xuất hiện ở chân?

Trả lời: Tĩnh mạch ở chân là dễ bị nhất vì nó xa trái tim và chịu gánh nặng từ cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch?

1. Hãy tạo 1 môi trường làm việc khoa học và an toàn cho cơ thể

Nếu công việc bạn phải ngồi hoặc đứng nhiều, bạn hãy tự cho phép cơ thể mình thư giãn 5-10 phút cứ sau 60 phút làm việc hoặc đơn giản chuyển tư thế ngồi

2. Thường xuyên tham gai tập luyện thể thao và giữ cơ thể năng động.

3. Nếu bạn đang thừa cân béo phì, nên cố gắng giảm 10% cân nặng sau 6 tháng để gia tăng chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ bệnh mãn tính và bệnh suy giãn tĩnh mạch.

4. Về dinh dưỡng, bạn nên đa dạng các bữa ăn và chú ý có 2-3 bữa/tuần có những thực phẩm giàu chất sơ, vitamin C, Vitamin E, kẽm và chất bioflavonoid Rutin (táo đỏ, măng tây,-nhưng hạn chế ăn sau 7 giờ tối).

5. Nếu có gia đình ai đó mắc bệnh này, bạn nên chú ý đến nguy cơ của bạn có thể mắc bệnh này cao khi bạn lập gia đình và sinh con.

Bạn nên đi khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu về suy giãn tĩnh mạch hoặc sau sinh tầm soát bệnh 6 tháng, kéo dài 2 năm hoặc độ tuổi bạn trên 50 để có sức khỏe tốt và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tỷ lệ điều trị thành công là khoảng 92% nếu bạn lưu tâm sớm.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top