Bạch cầu ái toan là một phần của hệ miễn dịch và thành phần quan trọng của máu. Nó đóng một vai trò quan trọng cho sự sống của cơ thể con người. Vậy bệnh tăng bạch cầu ái toan có nguy hiểm không? Cùng iMediCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh tăng bạch cầu ái toan là gì?
Bạch cầu ái toan là những tế bào máu trắng – một trong những thành phần của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan là một đáp ứng điều hòa miễn dịch xảy ra ở nhiều quá trình bệnh lý, bao gồm dị ứng, ung thư và nhiễm trùng. Tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở các ký sinh trùng gian sán đa bào, đặc biệt là những loại ký sinh ở tổ chức. Tuy nhiên trước khi tìm căn nguyên ký sinh trùng, nên loại trừ các căn nguyên không nhiễm khuẩn gây tăng bạch cầu ái toan, ví dụ dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với thuốc. Tăng bạch cầu ái toan trong máu được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan thường phụ thuộc vào kinh tế xã hội và địa lý.
– Những nước đang phát triền: nhiễm ký sinh trùng.
– Nước phát triển: dị ứng
Một số nguyên nhân ít gặp, hiếm gặp khác gây tăng bạch cấu ái toan. Tuy nhiên, đây lại là những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng do có thể là những bệnh lý nặng gây ra.
Số lượng bạch cầu ái toan càng tăng cao thì lại càng cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bởi lẽ, có thể là:
– Bệnh tiềm ẩn nào đó gây ra cần phải điều trị đặc hiệu.
– Gây tổn thương mô khi tăng bạch cầu ái toan quá mức cần thiết.
– Đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các bệnh lý gây tăng bạch cầu
Có nhiều bệnh lý tiềm ẩn gây tăng bạch cầu ái toan, bao gồm:
– Những bệnh dị ứng: Đặc ứng, những bệnh liên quan và tăng bạch cầu ái toan do thuốc.
– Những bệnh nhiễm trùng: Ký sinh trùng (giun sán), nấm, nhiễm trùng khác.
– Rối loạn tân sản, huyết học chẳng hạn như: Hội chứng cường bạch cầu ái toan, lymphoma, leukemia, mastocsis, các khối u nhưng ung thư phổi, ung thư biểu mô tuyến,…
– Bệnh nội tiết như suy thượng thận
– Các loại phản ứng miễn dịch như hội chứng Omenn, hội chứng cường IgE.
– Bệnh lý khác: Kích thích thanh mạc, bệnh huyết khối động mạch, di truyền.
Phân loại tăng bạch cầu ái toan
Theo đặc tính nguyên nhân: Tăng tự phát, nguyên phát và thứ phát.
Theo bệnh lý:
- Tăng eosinophil liên quan với bệnh dị ứng
- Tăng eosinophil với tổn thương thâm nhiễm phổi
- Nhiễm HIV và bệnh lý suy giảm miễn dịch
- Tăng bạch cầu ái toan trong nhiễm ký sinh trùng
- Tăng bạch cầu ái toan liên quan đến bệnh lý da
- U dưỡng bào
- Ung thư bạch cầu ái toan cấp
- Tăng bạch cầu ái toan kèm tổn thương nhiều cơ quan
- Hội chứng tăng eosinophil tự phát (Hypereosinophilic syndrome_HES)
- Bệnh tắc nghẽn động mạch
- U lympho
- Suy giảm miễn dịch
Theo bệnh nguyên và số lượng bạch cầu ái toan trong máu
500 – 2.000 tế bào/ µl | 2.000 – 5.000 tế bào/ µl | > 5.000 tế bào/ µl |
Hen dị ứng Viêm mũi dị ứng Dị ứng thức ăn Bệnh Addison Mề đay Thâm nhiễm phổi với hội chứng tăng BCAT Ung thư Đa polyp mũi |
Hen nội sinh Hội chứng Churg- Strauss Nhiễm nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng Tân sinh mạch máu Nhiễm HIV/AIDS Viêm cân mạc tăng BCAT Phản ứng thuốc |
Hội chứng tăng BCAT tự phát Hội chứng đau cơ tăng BCAT Phù niêm từng giai đoạn Bệnh bạch cầu ác tính
|
Xét nghiệm xác định căn nguyên tăng bạch cầu ái toan
- Hỏi về bệnh sử, khám lâm sàng
- Các kết quả cận lâm sàng
- Xét nghiệm thăm dò khác theo chỉ định của bác sĩ.
Tăng bạch cầu ái toan có nguy hiểm không?
– Chỉ số bình thường của bạch cầu ái toan là khoảng từ 50 – 500 tế bào/microlit máu và có tỷ lệ là khoảng 2 – 11%.
– Tăng bạch cầu ái toan trong máu là khi số lượng bạch cầu ái toan lớn hơn 450 tế bào/microlit máu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đều dùng ngưỡng 350 – 500 tế bào và cho đây là mức bình thường.
– Nếu tăng tỷ lệ bạch cầu ái toan nhưng không tăng số lượng tuyệt đối (do giảm các dòng bạch cầu khác) có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.
– Số lượng bạch cầu ái toan thay đổi trong ngày, thường cao vào buổi sáng sớm và thấp vào buổi trưa.
– Số lượng bạch cầu ái toan giảm nhưng khi chuyển dạ thì gần như biến mất khỏi máu ngoại vi.
– Sử dụng một số thuốc hoặc chế phẩm có tác động làm thay đổi chỉ số bạch cầu ái toan trong máu.