Bệnh tổ đỉa là một bệnh viêm da gặp ở rất nhiều người. Bệnh này mang lại cơn ngứa ngáy, khó chịu trên làn da,… Vì vậy cần được điều trị kịp thời. Vậy bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh? Để giải đáp cho thắc mắc đó, các bạn cùng đọc thông tin chia sẻ của bài viết dưới đây.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là eczema bàn tay, bàn chân. Đây là một bệnh viêm da bên ngoài. Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh eczema. Đặc trưng của bệnh này là bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân gây nên cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Mụn nước có kích thước từ 1 – 2mm và có màu hơi vàng giống như màu da. Sau khi các mụn nước bong ra thì ở dưới có xuất hiện màu hơi hồng. Chúng có hình dạng hình cung hoặc hình tròn và xung quanh các mụn đó có lớp vảy. Các mụn nước thường mọc thành đám nhỏ gây nên những cơn ngứa kéo dài.
Tổ đỉa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và mọc rải rác ở trên da. Sau một thời gian điều trị chúng rất dễ bị tái phát. Vì vậy, bệnh nhân tổ đỉa cần có phương pháp điều trị đúng cách, hợp lý giúp điều trị tận gốc bệnh.
Bệnh tổ đỉa là bệnh không gây nguy hiểm và cũng không lây lan sang người khác. Tuy nhiên, để tránh trường hợp bệnh kéo dài, khó điều trị và ảnh hưởng tới sinh hoạt, tốt nhất khi có các dấu hiệu quả bệnh thì mọi người nên đi khám và điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa xuất hiện theo từng đợt và thường tái phát lại. Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường thì mọi người cần thăm khám. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa:
- Trên cơ thể có xuất hiện ở các mụn nước trắng, nhỏ li ti, chúng tập trung thành từng mảng hoặc từng đám. Thông thường tổ đỉa sẽ xuất hiện ở các kẽ ngón chân, ngón tay, mu bàn tay hoặc bàn chân.
- Cảm giác ngứa ngáy và nóng rát ở vùng mụn nước: Chính mụn nước là nguyên nhân gây nên những cơn ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân tổ đỉa. Thậm chí khi gãi nhiều và gãi liên tục vùng mụn nước đó sẽ bị vỡ ra, sưng tấy và nóng rát.
- Mụn nước có thể sưng đỏ gây sốt cho bệnh nhân tổ đỉa.
- Móng tay, móng chân cũng có những thay đổi do các mụn nước bị vỡ ra, khô và đóng thành vảy nhìn rất mất thẩm mỹ.
- Người bị tổ đỉa thường có cảm giác khó chịu,ngứa ngáy do các mụn nước gây nên. Thậm chí người bệnh còn xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng da bị tổ đỉa. Khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa hoặc hóa chất sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu hơn.
- Bệnh nhân tổ đỉa cũng hết sức lưu ý tới một số dấu hiệu khác xuất hiện trên da và có những cơn đau, ngứa ngáy bất thường. Mọi người rất dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn nước thông thường nên không có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu có dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bệnh nhân nên đi khám để được tư vấn.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mà mọi người cần lưu ý:
Do di truyền
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới bệnh tổ đỉa. Theo thống kê, nếu người mẹ mắc tổ đỉa thì khi sinh ra con tỷ lệ xác suất bé mắc tổ đỉa là rất cao. Nếu cả bố và mẹ mắc tổ đỉa thì xác suất bị bệnh có thể là 46%.
Do cơ địa
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa là do cơ địa. Tùy từng cơ địa của mỗi người mà tỷ lệ mắc tổ đỉa sẽ khác nhau. Một số bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh như: viêm da, bệnh về gan, bệnh thận,.. trước những thay đổi của thời tiết sẽ rất dễ mắc các tổ đỉa.
Do khí hậu, thời tiết
Khi thời tiết có những thay đổi bất thường, cũng dễ khiến cho cơ thể của mọi người mắc bệnh tổ đỉa ở tay.
Tiếp xúc với các hóa chất
Nếu tay chân của bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất và sống trong môi trường có chứa các chất độc hại thì nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa là rất cao.
Người ra nhiều mồ hôi tay
Do cơ địa của từng người. Nếu người bị ra mồ hôi tay thì thường xuyên ẩm ướt và đó chính là điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn gây bệnh.
Do bị dị ứng
Một số bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng do cơ địa sẽ tạo các điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn tới bệnh tổ đỉa. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý tới các triệu chứng để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa có chữa được không?
Theo các bác sĩ da liễu, bệnh tổ đỉa là bệnh có thể chữa khỏi được. Nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị từ những giai đoạn đầu thì sẽ nhanh chóng phục hồi sớm nhất. Còn nếu để bệnh lâu và tiến triển thành mạn tính thì việc chữa khỏi bệnh tổ đỉa sẽ khó hơn và thời gian sẽ kéo dài hơn.
Nếu bệnh nhân không phát hiện sớm và chưa có biện pháp điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu khiến cho bệnh tổ đỉa phát triển giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Để điều trị và chữa khỏi được bệnh tổ đỉa thì cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế mức thấp nhất các tác nhân gây nên bệnh tổ đỉa.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của Y học hiện đại đã nghiên cứu ra rất nhiều các phương pháp hiện đại để chữa khỏi bệnh tổ đỉa như: sử dụng thuốc Tây y các loại thuốc bôi, thuốc Nam hay các bài thuốc Đông y. Mỗi phương pháp đều mang lại hiệu quả điều trị tuyệt vời.
Phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Để phòng ngừa bệnh tổ đỉa thì các bạn cần lưu ý:
- Khi chân tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa thì cần có đồ bảo hộ hoặc gang tay để bảo vệ.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay và uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa khi tiếp xúc với các hóa chất hay làm việc trong môi trường có các chất độc hại.
- Tránh để tay ra nhiều mồ hôi sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát bệnh tổ đỉa.
Trên đây là các thông tin về bệnh tổ đỉa, nguyên nhân của bệnh tổ đỉa và các triệu chứng biểu hiện của bệnh. Với các thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho mọi người có kiến thức cụ thể về bệnh tổ đỉa và có cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Nếu mọi người thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới các bệnh da liễu thì hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm thám kịp thời.