Bệnh tràn khí màng phổi hiện đang là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến và đã cướp đi sinh mạng của đông đảo các bệnh nhân, vậy dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này là gì? Hãy cùng iMediCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tràn khí màng phổi là bệnh gì?
Tràn khí màng phổi xảy ra khi có không khí tràn vào giữa phổi và thành ngực. Tràn khí màn phổi có 2 loại là tràn khí màn phổi tự phát (đột ngổ xảy ra ở người khỏe mạnh, chưa có tiền sử bị bệnh) và tràn khí màng phổi thứ phát (xuất hiện từ các biến chứng khác về phổi). Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh tràn khí màng phổi
Có rất nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học về nguyên nhân gây nên tình trạng tràn khí. Theo một số ý kiến, tràn khí màng phổi có thể là do yếu tố tự phát khi các bóng khí bị vỡ gây ra hiện tượng ứ đọng tại màng phổi. Một số ý kiến khác thì cho rằng, hiện tượng này xảy ra do bệnh nhân có tiền sử các bệnh về đường hô hấp. Chẳng hạn như ho lao, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi,…
Ngoài các nguyên nhân trên, tràn khí màng phổi xảy ra cũng có thể do bệnh nhân chịu tác động từ các yếu tố môi trường như làm việc ở trong môi trường nhiều với khói bụi, ô nhiễm và hoá chất lâu ngày tích tụ.
Đối tượng mắc phải căn bệnh tràn khí màng phổi
Bệnh tràn khí màng phổi thường không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên chúng thường tập trung vào độ tuổi thiếu niên và trung niên. Đối tượng chủ yếu của căn bệnh này chiếm tỉ lệ cao ở nam giới; do nam giới thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu,…
Đặc biệt, căn bệnh này cũng dễ xảy ra với các đối tượng đã từng mắc các căn bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi, tràn dịch,…
Triệu chứng tràn khí màng phổi
Triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này là bệnh nhân có cảm giác:
- Đau nhói ở ngực, nhịp tim đập nhanh liên hồi.
- Khó thở.
- Da người xanh xao tím ngắt.
- Có cảm giác mệt mỏi tột độ.
- Một số bệnh nhân sẽ ngất xỉu.
- Ngay khi gặp các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Phòng khi bệnh tình chuyển xấu sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.
Chuẩn đoán tràn khí màng phổi
Chuẩn đoán xác định
Tràn khí màng phổi hoàn toàn: Dựa vào các dấu hiệu cơ năng rầm rộ như đau tức ngực đột ngột như bị dao đâm; kèm suy hô hấp khó thở, thở nhanh, nông, tím tái, ra nhiều mồ hôi; tụt huyết áp, tam chứng Galliard. Chẩn đoán chính là dựa vào hình ảnh X – quang.
Trường hợp tràn khí màng phổi im lặng và các thể khu trú sẽ kết hợp với tiền sử, bệnh lý hô hấp và hình ảnh X – quang.
Chuẩn đoán nguyên nhân
50% tràn khí màng phổi là không rõ nguyên nhân, vì thế thường rất khó để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết phải dựa vào tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Hầu hết, tràn khí màng phổi là tự phát. Khi gắng sức sẽ ho mạnh, cơn hen nặng…
Sử dụng một số thủ thuật thăm dò lồng ngực như:
- Đặt nội khí quản, soi phế quản.
- Đo tỉnh mạch dưới đòn.
- Sinh thiết phổi, màng phổi xuyên thành.
- Chọc dịch màng phổi, dẫn lưu màng phổi…
- Chọc dò, sinh thiết gan, châm cứu trong một số trường hợp.
- Các thủ thuật khác.
- Chấn thương lồng ngực: Thường gặp là gảy xương sườn.
Chuẩn đoán phân biệt
- Kén phổi: Hình ảnh X quang và cần thiết thì cắt lớp vi tính.
- Khi thủng phổi: Thường cả 2 phổi. Không có triệu chứng cơ năng cấp tính; âm phế bào giảm toàn bộ 2 bên, có thể có triệu chứng suy hô hấp mạn. Xác định chẩn đoán bằng X quang.
- Hang phổi: Căn cứ vào tiền sử,bệnh sử và hình ảnh X quang.
Biến chứng tràn khí màng phổi
- Tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí.
- Dày dính màng phổi.
- Tràn khí màng phổi mạn (không hồi phục).
- Suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp.
- Tràn khí màng phổi có van.
- Nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi.
- Tràn khí màng phổi tái phát sau nhiều năm.
Điều trị tràn khí màng phổi
Những phương pháp nào dùng để điều trị tràn khí màng phổi?
Điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ tràn khí màng phổi và nguyên nhân gây bệnh. Tràn khí màng phổi nhẹ có thể điều trị bằng cách để cơ thể tự hít thở. Đối với tràn khí màng phổi nặng hơn, một ống tiêm hoặc ống dẫn lưu có thể được đặt vào ngực để lấy không khí ra. Nếu lỗ thủng lớn, bạn có thể phải giữ nguyên ống trong vài ngày để giữ cho phổi phồng ra cho tới khi lỗ thủng lành lại. Trong trường hợp các phương pháp trên vẫn không giải quyết được, bạn sẽ phải phẫu thuật để ngăn khí tiếp tục tràn vào phổi.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tràn khí màng phổi?
Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát. Bác sĩ sẽ nghe tiếng thở bằng ống nghe. Chụp X-quang ngực có thể chẩn đoán được tràn khí màng phổi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra lượng oxy trong máu của bạn và kiểm tra tim bằng điện tâm đồ để xác định xem bạn có bị tràn khí màng phổi không.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến tràn khí màng phổi:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Nói với bác sĩ về các thuốc bạn dùng, cả thuốc kê toa và không kê toa;
- Nói với bác sĩ nếu bạn đang trong quá trình mang thai;
- Gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt hoặc thấy mủ chảy ra từ ống ngực dẫn lưu, vì bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm phổi.