Bệnh tứ chứng fallot và cách điều trị đúng nhất từ bác sĩ chuyên khoa

Tứ chứng fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím và chiếm khoảng 10% các bệnh về tim bẩm sinh. Có thể chẩn đoán được bệnh này từ khi siêu âm tim thai. Dưới đây là thông tin về bệnh tứ chứng fallot và cách điều trị đúng nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

>> Suy tim

>> Các bệnh về tim

Tứ chứng fallot là bệnh gì?

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh tim bẩm sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi

Tứ chứng Fallot gồm 4 chứng

– Hẹp đường ra của động mạch phổi.

– Thông liên thất.

– Động mạch chủ lệch sang phải và “cưỡi ngựa” ngay trên lỗ thông liên thất.

– Phì đại thất phải.

Trong số các chứng này thì 2 “chứng” quan trọng nhất là hẹp đường ra của động mạch phổi và thông liên thất.

Hẹp đường ra động mạch phổi có rất nhiều thể nhưng bao giờ cũng có hẹp phần phễu động mạch phổi. Hẹp có thể dài hay ngắn, cao hoặc thấp, khít hoặc vừa. Ngoài ra có thể hẹp đường ra động mạch phổi phối hợp với hẹp van động mạch phổi, hẹp trên van và các nhánh động mạch phổi. Có thể hẹp vừa hoặc hoặc rất khít, thậm chí thiểu sản nhánh động mạch phổi. Lỗ thông liên thất trong Fallot 4 thường rất rộng.

Chính do 2 thương tổn hẹp động mạch phổi và thông liên thất này sẽ dẫn đến phì đại thất phải. Mức độ lệch phải của động mạch chủ phụ thuộc vào 2 yếu tố: kích thước của động mạch chủ và kích thước của lỗ thông liên thất.

Bệnh tứ chứng fallot với biểu hiện tím tái ngay sau khi sinh

Biểu hiện của bệnh tứ chứng fallot

– Tím: Xuất hiện ngay sau sinh, tăng nhiều khi gắng sức hay khi lạnh.

– Khó thở khi gắng sức. Ngồi xổm làm giảm triệu chứng này.

– Cơn tím kịch phát thường xảy ra trước 2 tuổi.

– Chậm biết đi, chậm lớn, suy dinh dưỡng.Trẻ chậm phát triển.

– Ngón tay dùi trống, móng tay khum.

– Tím da niêm.

Bệnh tứ chứng fallot có nguy hiểm không?

Với những vết tím tăng:

– Những vết tím ngày càng tăng dẫn đến đa hồng cầu. Tăng hồng cầu làm thay đổi các xét nghiệm về đông máu và giảm tốc độ máu lắng.

– Thường có ngón tay dùi trống.

– Hạn chế hoạt động thể lực do thiếu oxy mạn tính.

– Bệnh nhân rất dễ bị áp xe não.

– Thay đổi tuần hoàn mao mạch phổi.

– Bệnh cơ tim thứ phát có thể có sau nhiều năm tiến triển (10 – 20 năm).

– Bệnh nhân rất dễ bị lao phổi do giảm tuần hoàn phổi.

Cơn thiếu oxy:

Thường xuất hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau gắng sức như khóc, cáu giận, kích thích đau, sốt… Cơn thiếu oxy thường độc lập với mức độ tím và có thể dẫn đến tử vong. Cơn thiếu ôxy thường bắt đầu bằng pha “cương” với kích thích, khóc, tím tăng lên và nhịp tim nhanh. Sau đó là pha “ức chế”: da xám và nhợt, thở nhanh và sâu do toan chuyển hoá, nhịp tim nhanh với giảm hoặc mất tiếng thổi do hẹp động mạch phổi, giảm trương lực cơ. Nếu cơn qua đi, trẻ sẽ ngủ và bình tĩnh lại.

Có thể dự phòng bệnh khi siêu âm tim thai

Nguyên tắc điều trị bệnh tứ chứng fallot

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tứ chứng fallot, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu duy nhất.

Phẫu thuật gồm đóng lỗ thông liên thất bằng miếng vá và làm thông mạch máu bị tắc nghẽn từ tâm thất phải đến phổi.

Phẫu thuật tạm thời

Đôi khi người bệnh cần phẫu thuật tạm thời trước khi được sửa chữa trong tim.

Phẫu thuật tim toàn bộ

Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ đặt một tấm phủ lên lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai tâm thất. Bác sĩ cũng sẽ sửa chữa hẹp van động mạch phổi và nong rộng động mạch phổi ra để tăng lưu lượng máu lên phổi. Sau khi được phẫu thuật, nồng độ oxy trong máu sẽ tăng và triệu chứng của người bệnh sẽ giảm xuống.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top