Bệnh vẩy phấn hồng gibert là gì; triệu chứng và cách chữa vẩy phấn hồng gibert như thế nào là quan tâm của rất nhiều người. Cùng iMediCare tìm hiểu bệnh vẩy phấn hồng gibert trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh vẩy phần hồng Gibert là gì?
Bệnh vẩy phấn hồng gibert là một bệnh viêm nhẹ trên da cấp tính, giới hạn ở da với thương tổn lâm sàng là mảng da đỏ hồng có vẩy phấn kèm theo ngứa. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, có tần suất mắc nhiều về mùa xuân hoặc mùa thu.
Vẩy phấn hồng gibert là bệnh truyền nhiễm, hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Các bác sĩ thường dựa vào dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trên da để chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng của bệnh vẩy phấn hồng gibert
– Ngứa ở vùng dâ bị tổn thương và dần lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể.
– Khi mới xuất hiện, trên da có những mảng hồng ban hình bầu dục, màu đỏ, tróc vảy, hơi nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp ở bụng, ngực, lưng,…
– Sau 7-14 ngày, các đốm hồng ban tróc vảy, đôi khi gây ngứa.
– Khoảng 69% bệnh nhân bị vảy phấn hồng cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho… Song song với phát ban, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi…
– Triệu chứng chung khác có thể quan sát thấy là sẩn ngứa nhẹ, sốt nhẹ, mệt mỏi, hạch limphô ở nách có thể sưng.
– Tổn thương da thông thường sẽ biến mất sau 6 tuần nhưng có thể kéo dài tới 2-3 tháng. Tổn thương ở phía dưới, có thể kéo dài hơn. Bệnh có thể để lại tăng hay giảm sắc tố nhưng thông thường không để lại dấu vết gì.
Nguyên nhân bệnh vẩy phần hồng gibert
Căn sinh bệnh học cho đến nay vẫn chưa rõ. Vai trò của vi rút HHP6, HHP7 được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Bệnh đôi khi phát thành dịch nhỏ, nhất là về mùa xuân và mùa thu. Một số thuốc được cho là liên quan đến sự xuất hiện của bệnh như barbioturiques, beta bloquant, griseofulvin, isotretinoin, ketotifen, metronidazon, omeprazon, terbinafin.
Điều trị
1.Nguyên tắc điều trị
– Tránh những yếu tố kích ứng da.
– Tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn đến biến chứng chàm hoặc bội nhiễm.
– Dùng thuốc bôi tại chỗ phối hợp toàn thân.
2.Điều trị cụ thể
– Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison, desonid, betamethason.
– Kem làm dịu da, mềm da.
– Kháng histamin đường uống.
Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau:
+ Erythromycin
Người lớn: liều 1-2g/ngày x 14 ngày.
Trẻ em: 25-40 mg/kg/ngày.
+ Acyclovir 800 mg x 4 lần/ngày trong thời gian 1 tuần.
+ Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm)
Chiếu 5ngày/tuần Thời gian 1-2 tuần.
+ Corticoid đường uống
Được chỉ định với thể nặng, tổn thương lan tỏa, có triệu chứng toàn thân. Liều 15-20mg/ngày.
Bí quyết chăm sóc bệnh vẩy da đúng cách
1.Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
2.Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
3.Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
4.Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
5.Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
6.Kiêng rượu, bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
7.Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
8.Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.
Tiến triển và biến chứng
1. Tiến triển
– Bệnh thường tiến triển tự khỏi sau 6-8 tuần.
– Có thể để lại những dát thẫm màu hay nhạt màu.
2. Biến chứng
– Chàm hoá
– Bội nhiễm
Vảy phấn hồng Gibert là bệnh da lành tính nguyên nhân chưa rõ. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào lâm sàng với các tổn thương hình huy hiệu, hình bầu dục, trục hướng theo nếp da. Điều trị bằng các thuốc bôi làm ẩm da, các thuốc có corticoid loại nhẹ hoặc trung bình. Trường hợp nặng có thể dùng kháng sinh erythromycin hoặc acyclovir liều cao. Tuy nhiên, bệnh có thể tự khỏi sau 6-8 tuần.