Các thuốc tây y chống cao huyết áp (P2)

Bên cạnh các thuốc lợi tiểu, thuốc chặn giao cảm, ức chế giao cảm cũng được sử dụng trong để chống tăng huyết áp. Ưu nhược điểm của các thuốc này là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các thuốc tây y chống tăng huyết áp (P2)

2. Các thuốc chặn giao cảm Beta

a. Propranolol

Inderal viêm 40mg – 10mg

Acebutolol (Sectral) viên 20mg

Pindolol (Visken) viên 150mg

Bopindolol (Sandol) viên 1mg.

Hiện nay có hàng chục loại thuốc cùng nhóm với propranolol. Tác dụng chung các thuốc này là chặn giao cảm Beta 1 và Beta 2, không lựa chọn tim, không có hoạt tính giao cảm nội tại, làm giảm cung lượng tim, giảm mạch làm hạ huyết áp.

Tác dụng phụ bất lợi chung cho cả nhóm là: làm cơn hen phế quản nặng thêm, gây block tim cấp 2 hoặc cấp 3, đái tháo đường, chậm nhịp tim và bệnh động mạch ngoại biên.

b. Atenolol, Metoprol và thuốc cùng nhóm

Tác dụng chọn lọc trên tim: Chọn lọc chặn beta 1 hơn là beta 2.

Tác dụng phụ giống propranolol.

3. Các thuốc chặn giao cảm Beta và Alpha:

Labetalol (Trandat)

Tác dụng: Chặn cả beta 1, beta 2 và alpha. Tỷ lệ chặn alpha/beta = #.

Tác dụng phụ như propranolol.

4. Thuốc chặn giao cảm Alpha:

Prazosin, Minipress, Phemtolamin, Terazolin

Tác dụng: Chặn alpha 1 hơn là alpha 2. Tác dụng phụ tụt huyết áp khi đứng, nhất là khi dùng thuốc lần đầu.

Đối với tất cả các thuốc chặn giao cảm beta và alpha đều làm hạ huyết áp nhưng cần phải chọn thuốc cho thích hợp với từng bệnh nhân. Khi sử dụng cần chú ý các chống chỉ định của thuốc.

5. Các thuốc ức chế giao cảm ở khâu ngoại vi

Rezerpin: là thuốc được dùng từ lâu nhất trong điều trị bệnh cao huyết áp.

Tác dụng: Làm hủy dự trữ Noadreanlin ở các tế bào giao cảm, giảm trương lực giao cảm, làm giãn mạch hạ huyết áp.

Tác dụng phụ: Gây mệt mỏi, buồn nôn, trầm cảm, giảm khả năng tình dục, gây ưu thế trội phó giao cảm, không nên dùng cho người loét dạ dày hành tá tràng, có thai.

6. Các thuốc ức chế giao cảm ở khâu trung ương:

Methyldopa, Dopegyt, Aldomoet viên 0.25mg, 1 – 2 viêm một ngày.

a. Clonidin, Catapressan và các thuốc cùng nhóm

Tác dụng: Kích thích các thụ thể giao cảm alpha trung ương và trung tâm điều hòa ở hành não làm hạ huyết áp. Không gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm giảm hoạt tính Renin ở huyết tương, làm hạ huyết áp.

Tác dụng phụ: Gây mệt mỏi, buồn ngủ, giảm khả năng tình dục, tổn thương gan, nhịp chậm, hạ huyết áp khi đứng. Không dùng cho người đang lái tàu xe, hoặc đang đứng máy, người suy gan.

b. Guanethidin và các loại thuốc cùng nhóm

Tác dụng: Ức chế sự giải phóng Adrenalin, giảm nồng độ adrenalin ở tế bào thần kinh giao cảm do ức hê sự tái thu nhận noadrenalin, làm giãn mạch hạ huyết áp mạnh, ít gây rối loạn chuyển hóa lipid.

Tác dụng phụ: Gây hạ huyết áp tư thế đứng, ỉa chảy, xuất tinh muộn.

Bạn đã từng sử dụng các thuốc ức chế, chặn giao cảm, kích thích thụ thể giao cảm trên đây? Các thuốc này đều hay được sử dụng để chong tang huyet ap. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mà có sự thay đổi, bạn hãy điều trị theo chỉ định của bác sỹ để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

>>> Xem ngay: Thuốc tây chữa cao huyết áp (P3)

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top