Bệnh nhân cao huyết áp cần sử dụng các thuốc tác động trực tiếp lên các tế bào cơ trơn của tiểu động mạch, thuốc chặn dòng calci. Bạn đã tìm hiểu thông tin về các thuốc cao huyết áp này? Hãy cùng tìm hiểu ngay các thông tin cần thiết qua bài viết sau đây!
Các loại thuốc cao huyết áp tây y (P3)
7. Các thuốc tác động trực tiếp lên các tế bào cơ trơn của các tiểu động mạch:
a. Hydralazin
Tác dụng: Giảm trực tiếp cơ trơn tiểu động mạch, gây giãn cơ, hạ huyết áp.
Tác dụng phụ: Gây cơn nóng bừng, do rối loạn vận mạch, đau đầu.
b. Dihydralazin
Tác dụng: Như Hydralazin.
Tác dụng phụ: Gây nôn, buồn nôn, tim đập nhanh, đau thắt ngực.
c. Minoxidil
Tác dụng: Gây nhịp nhanh ứ dịch và muối.
d. Diazoxide
Tác dụng phụ: Gây nhịp nhanh, đái tháo đường, tụt huyết áp nặng. Chú ý bệnh nhân mạch vành.
e. Nitroprusside (tiêm tĩnh mạch)
Tác dụng nhanh, mạnh, chỉ dùng trong cấp cứu.
8. Các thuốc chặn dòng Calci
Các thuốc này ức chế dòng Calci vào trong cơ trơn, chống lại sự co mạch làm giảm huyết áp.
a. Verapamil:
Tác dụng phụ có thể gây nhịp chậm. Block thất, táo bón.
b. Nifedipine (Adalat)
Viên 10mg. Tác dụng phụ có thể gây nhịp nhanh, đau đầu, cơn nóng bừng mặt, hạ kali máu, có loại nang ngậm gây tụt huyết áp rất nhanh. Vì vậy, khi điều trị thông thường nên dùng loại viên, không dùng loại nang.
c. Isradipin, Icaz viên 2.5mg.
d. Nicardipin, Loxen viên 20mg.
Những thuốc này ít ảnh hưởng đến co bóp cơ tim.
Các loại thuốc chặn dòng Calci có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp. Ví dụ: Nifedipine kết hợp với một chặn giao cảm Beta có thể tốt vì nó ức chế tim nhanh phản xạ.
Không kết hợp Verapamil và một chặn Beta vì cả hai đều làm giảm dẫn truyền nhĩ thất.
Cả Verapamil và Nifedipine đều có thời gian tác dụng ngắn nên người ta đã chế ra loại chế phẩm giải phóng chậm để tiện dùng 1 – 2 lần trong ngày.
Trong cao huyết áp kịch phát, nên cắn vỡ một viên nang Adalat, ngậm dịch tan ra thấm vào mạch mái làm hạ huyết áp nhanh sau 2 – 3 phút và thời gian tác dụng kéo dài 5 – 6 giờ. Cần đề phòng huyết áp hạ nhanh và nhiều khi gây choáng váng, có trường hợp lại phải dùng thuốc nâng huyết áp lên.
9. Các thuốc ức chế hệ Renin – Angiotensin
Nếu như những thập kỷ qua, thuốc chặn giao cảm Beta ra đời và nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong điều trị cao huyết áp, một số bệnh tim và được coi là thuốc bảo vệ tim thì ngày nay nhận thức đã thay đổi bởi những tác dụng phụ của nó cũng như nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh mạch vành và tác dụng phụ khác.
Một sự phát triển đầy hứa hẹn trong điều trị cao huyết áp là việc phát hiện ra chất ức chế men chuyển Angiotensin I – 10 peptit (không hoạt động) thành Angiotensin II – 8 peptit có tác dụng co mạch mạnh.
- Aptril, Lopril viên 20 – 50mg.
- Enalapril, Renitec viên 5 – 20mg.
- Pridopril, Conversyl viên 4mg.
Các loại thuốc đã được thử thách nhiều trong thực tế và tỏ ra có kết quả rất tốt, đặc biệt là khi kết hợp với lợi tiểu. Những thuốc này ít gây ra tác dụng phụ, ít gây rối loạn chuyển hóa lipid. Tuy nhiên, không nên dùng cho bệnh nhân có bị động mạch thận hai bên.
Liều an toàn và có hiệu qua là: Cho đến 150mg Captoril mỗi ngày, chia làm 2 lần và 20 – 40 mg enalappril mỗi ngày, chia 1 – 2 lần.
Để điều trị bệnh áp huyết cao, bạn cần có thuoc cao huyet ap sử dụng trong liệu trình chỉ định của bác sĩ. Các thuốc trên đây cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Bạn hãy lưu ý nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!