Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp là yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng tim mạch cũng như sức khỏe con người. Để giảm thiểu được tối đa những vấn đề huyết áp, bạn nên tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.

Tìm hiểu tổng quan về huyết áp

Huyết áp là gì?

Tim bơm máu đi nuôi cơ thể thông qua hệ thống động mạch. Khi máu chảy trong các mạch máu, những sức ép vào thành mạch máu sẽ tạo ra một áp suất. Áp suất này gọi là huyết áp. Tùy theo sức cản của động mạch và số lượng máu và huyết áp của mỗi người khác nhau. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Những căn bệnh về huyết áp luôn là nỗi ám ảnh và lo sợ đối với nhiều người. Nó không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Muốn ngăn ngừa và chữa trị những căn bệnh này hiệu quả, bạn cần có những kiến thức cần thiết về huyết áp.

Chỉ số huyết áp

Huyết áp được đo bằng huyết áp kế đặt ở động mạch cánh tay (mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ). Do đây là nơi có áp suất giống như áp suất khi máu rời tim. Huyết áp thường được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, với đơn vị là mmHg hoặc cmHg.

  • Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa: số đo biểu hiện sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tâm thất co bóp để đẩy máu đi đến các cơ quan. Huyết áp tâm thu thường dao động từ 90mmHg – 140mmHg.
  • Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu: số đo áp suất trong lòng động mạch khi tâm thất dãn ra giữa hai nhịp co bóp để tiếp nhận máu. Huyết áp tâm trương thay đổi từ 50mmHg – 90mmHg.

Các tình trạng bất thường của huyết áp

Bạn có thể dựa vào chỉ số huyết áp để xem cơ thể bản thân có ở trong trạng thái tốt nhất không:

  • Huyết áp tối ưu: huyết áp tối đa dưới 120mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 80mmHg.
  • Huyết áp bình thường: huyết áp tối đa dưới 130mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 85mmHg.
  • Huyết áp cao: huyết áp tối đa từ 140mmHg trở lên và huyết áp tối thiểu từ 80mmHg trở lên.
  • Huyết áp thấp: huyết áp tối đa dưới 90mmHg hoặc giảm 25mmHg so với mức bình thường có thể cho phép.
  • Tiền cao huyết áp: huyết áp tối đa từ 120mmHg cho đến 140mmHg và huyết áp tối thiểu từ 80mmHg cho đến 90mmHg.

Trong cơ thể có các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp nào?

Với bản chất là áp suất của máu lên thành động mạch chính khi máu được tim bơm vào, huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến áp lực máu trong động mạch:

Lực co bóp của tim

Khi tim co bóp mạnh sẽ đẩy một lượng máu lớn đi nuôi cơ thể. Lực co bóp tạo nên một áp lực lớn hơn cho thành mạch. Vì vậy khi tim co bóp càng mạch, lưu lượng máu càng tăng thì huyết áp càng cao.

Sức cản của động mạch

Máu chảy trong cách động mạch luôn xuất hiện sự ma sát với thành mạch, bởi vậy sức cản thành mạch ảnh hưởng đến huyết áp rất nhiều. Nếu động mạch mềm mại, có sự co dãn tốt thì máu dễ dàng đi qua hơn. Nếu động mạch xuất hiện tình trạng xơ vữa động mạch trở nên cứng rắn sẽ gây ra sức cản lớn khiến huyết áp tăng.

Diện tích mặt cắt của động mạch

Mặt cắt là một yếu tố quan trọng để đánh giá động mạch cũng như tình trạng của nó. Diện tích này thay đổi khi xảy ra sự co mạch và dãn mạch. Khi mạch co, diện tích mặt cắt động mạch giảm đi và huyết áp tăng lên.

Khối lượng máu trong lòng mạch

Dung tích của huyết quản có hạn nên khi lượng máu nhiều sẽ khiến huyết áp cao, lượng máu thấp sẽ dẫn đến huyết áp thấp. Vì vậy khi bị mất một lượng máu quá nhiều, huyết áp của con người sẽ bị giảm xuống, dẫn đến nguy hiểm về tính mạng.

Độ quánh của máu

Máu thường có độ quánh từ 4,5 đến 4,7 trong khi đó nước có độ quánh là 1. Trong máu có các thành phần như protein, muối (Na, K), kim loại (Cu, Zn) và các chất nội tiết. Tùy thuộc vào khối lượng của các thành phần này mà máu mỗi người sẽ có độ quánh khách nhau. Đặc biệt độ quánh tăng khi hồng cầu tăng. Khi đó nó sẽ cản trở sự lưu thông máu dẫn đến huyết áp cao.

Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào khác?

Ngoài các yếu tố trong cơ thể, huyết áp còn phụ thuộc vào:

Tuổi

Người già thường có huyết áp cao hơn người trẻ tuổi từ 10mmHg – 20mmHg. Lý giải cho điều này đó là thành động mạch ở người già bị lão hóa nhiều, không còn tính đàn hồi nên gây ra sự cản trở lớn khi máu di chuyển và huyết áp tăng cao hơn.

Sinh hoạt

Chế độ ăn: những món ăn mặn, bổ sung quá nhiều muối vào cơ thể có thể khiến huyết áp tăng cao, thậm chí dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Vận động: khi con người vận động quá sức hoặc với một cường độ cao thì máu sẽ tim sẽ co bóp nhanh hơn, từ đó khiến huyết áp tăng lên.

Tinh thần

Khi tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, hệ thần kinh giao cảm của con người phải hoạt động nhiều hơn, từ đó sẽ giải phóng nhiều adrena­lin và nor-adrenalin. Chính điều này sẽ làm tim đập nhanh và huyết áp cũng tăng cao hơn.

Các phương pháp giúp huyết áp ổn định

– Khi hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, bạn hoàn toàn có thể giữ huyết áp ổn định. Từ đó bạn có thể hạn chế và ngăn ngừa các bệnh về huyết áp một cách tốt nhất.

– Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất. Hạn chế lạm dụng các thức ăn giàu cholesterol như thịt và mỡ động vậy.

– Không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích cũng như không hút thuốc, uống rượu, bia.

– Không làm việc quá sức, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời bạn nên tránh căng thẳng thần kinh – quá mức.

– Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, không lao động quá sức.

– Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông dễ dàng trong động mạch.

Huyết áp là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng nhất đối với con người. Nếu có các biểu hiện  bất thường, bạn nên phát hiện sớm để có sự chữa trị kịp thời nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên có một lối sống lành mạnh, hợp lý để đảm bảo huyết áp ổn định.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top