Cách đếm thai máy là một trong các kiến thức thai sản mà mẹ bầu cần phải nắm vững và hiểu rõ. Bé máy như thế nào là khỏe mạnh? Tín hiệu nào cho thấy con đang có điều bất ổn? Những hướng dẫn từ phương pháp đếm thai máy sẽ giúp mẹ đảm bảo an toàn cho bé yêu.
Hướng dẫn mẹ bầu cách đếm thai máy để theo dõi sức khỏe của bé yêu
Từ tuần thứ 20 trở đi, sự cảm nhận về các chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ ngày càng rõ rệt hơn. Với mẹ mang thai lần 2 trở đi, khoảng thời gian này còn có thể nhanh hơn (tuần 16-19). Tuy vậy, dù sớm hay muộn thì từ tuần thứ 28, mẹ cần thường xuyên thực hiện việc quan sát và ghi chép về số lần thai máy để theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé một cách tốt nhất.
Mẹ bầu cần đếm thai máy từ tuần thứ bao nhiêu trở đi?
Thông thường, khi tròn 28 tuần thai cũng là lúc các chuyển động máy của em bé sẽ xuất hiện đều đặn hơn. Lý do là vì hệ thống não bộ cũng như các dây thần kinh đã dần dần hoàn thiện. Khi mẹ đi khám lại, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên thực hiện việc đếm các chuyển động của con từ khoảng thời gian 28 tuần này cho đến ngày sinh bé.
Mỗi một chuyển động hay rung động của thai nhi như đá, đạp, co, cuộn hay vặn người đều được tính là một lần bé máy. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý là nếu bé nấc thì không tính là con máy đâu nhé.
Quy tắc căn bản khi đếm thai máy là mỗi một lần bé cử động thì được tính là 1 lần máy. Nhưng nếu con máy liên tục nhiều lần liền nhau thì cũng chỉ được tính là 1 lần máy.
Thai nhi thường máy vào lúc nào mẹ có biết không?
Phần lớn em bé trong bụng mẹ sẽ có giấc ngủ kéo dài từ 20 – 40 phút. Bé có thể ngủ được lâu nhất theo ghi nhận của các chuyên gia sản khoa là từ 75 – 90 phút. Do đó, trung bình cứ 2 tiếng một lần, mẹ nên quan sát xem bé có máy hay không sau khi con đã thức giấc. Nếu mẹ để ý, con sẽ hoạt động nhiều sau khi mẹ ăn xong từ 1-2 tiếng đồng hồ.
Hướng dẫn mẹ cách đếm thai máy
Theo hướng dẫn của các chuyên gia, để đếm thai máy, có thể sử dụng phương pháp cơ bản sau:
1.Đếm bé máy sau mỗi bữa ăn (bữa sáng, trưa, tối), trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
2. Nếu bé máy 4 lần trở lên trong 30 phút nghĩa là thai nhi bình thường.
3. Khi thấy con đạp ít hơn 4 lần trong thời gian như trên, mẹ hãy đếm tiếp cho đến khi đủ 4 tiếng đồng hồ. Mẹ có thể tác động để giúp bé máy bằng cách như:
- Thay đổi tư thế (ví dụ nằm nghiêng bên trái một lúc)
- Ăn đồ ngọt và đợi tầm 2-3 phút
- Nghe nhạc (thai nhi rất thích máy khi nghe thấy âm nhạc)
- Thử ấn vào một bên thành bụng xem bé có phản ứng lại không
- Uống nước lạnh hay một cốc sữa lạnh
- Sử dụng đèn pin chiếu vào thành bụng để kích thích bé như phương pháp thai giáo bằng ánh sáng.
4.Nếu bé đạp hơn 10 lần trong 4 giờ, nghĩa là con bình thường và tiếp tục kiểm tra số lần máy của bé vào các bữa ăn tiếp theo.
5. Trường hợp trong vòng 4 tiếng con đạp ít hơn 10 lần hoặc có những chuyển động yếu ớt thì nghĩa là có điều gì không ổn, mẹ cần khẩn trương đi khám ngay lập tức.
Mẫu bảng ghi chép lại số lần thai máy dành cho mẹ
Ngày/tháng
(tháng 11/2018) |
Thời gian bắt đầu đếm thai máy | Số lần con máy | Thời gian bé máy đủ10 lần |
Ví dụ: | 8 giờ sáng | ///// /// // | 10 giờ sáng |
Ngày mùng 1 | |||
Ngày mùng 2 | |||
3 | |||
4 | |||
5 | |||
6 | |||
7 | |||
8 | |||
9 | |||
10 | |||
… |
Với những hướng dẫn như trên, ngoài khám thai theo định kỳ, mẹ hãy ghi chép thường xuyên về hoạt động trong ngày của thai nhi. Điều này sẽ giúp bé được đảm bảo khỏe mạnh và an toàn cho đến ngày chào đời.