Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử giúp bạn đo huyết áp một cách dễ dàng mà không cần bất cứ chuyên môn nào. Nhưng bạn đã biết cách đo đúng và cách đọc chỉ số chuẩn xác chưa? Cùng iMediCare tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Huyết áp gồm những chỉ số gì?

Huyết áp có 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu ( Chỉ số huyết áp ở trên )
  • Huyết áp tối thiểu hay còn còn là huyết áp tâm trương ( Chỉ số huyết áp ở dưới)

Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Con số này thường được quan tâm hơn, vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan.

Huyết áp tâm trương là áo lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số này thường ít được chú ý đến, do nó chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch.

Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chệnh lệch này không được bằng hay dưới 20mmHg. Nếu dưới con số này, bạn đã bị huyết áp kẹp.

Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử:

Đo cổ tay

Tư thế đo:

  • Quấn vòng bít ở cổ tay, chú ý không quấn vòng bít lên cổ tay áo, cần xắn tay áo lên và bắt đầu quấn.
  • Tiến hành đo ở cổ tay trái, vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn.
  • Mép vòng bít cách cổ tay từ 1 đến 2 cm.
  • Không để máy quá cao so với tim, cũng như không để quá thấp. Nên để máy đo huyết áp ngang tim. Đặc biệt, bạn nên đo huyết áp ở cùng một thời điểm nhất định, như vậy mới biết được huyết áp của bạn có dao động nhiều hay không.

Đo bắp tay:

cach-doc-chi-so-huyet-ap-tren-may-do-huyet-ap-dien-tu2

Tư thế đo:

  • Ngồi thẳng lưng, thoải mái.
  • Cuốn vòng bít vào bắp tay.
  • Khoảng cách từ mép vòng bít tới khuỷu tay khoảng 1-2 cm.
  • Gập tay xem vòng bít đã được cuốn đúng và thoải mái chưa,
  • Để tay duỗi thẳng xuống bàn, ngửa bàn tay, để ý vòng bít nằm ngang với tim.
  • Bật máy, tùy vào các dòng máy mà bạn sẽ nhận được tín hiệu báo rằng vòng bít được quấn đúng sau đó tiến hành đo.

 

Những lưu ý khi thực hiện đo huyết áp để cho kết quả chính xác nhất:

Cần nghỉ ngơi 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

Tư thế: Bạn cho tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng người. Không ăn, không uống, không nói chuyện trong lúc thực hiện đo.

Vị trí đo huyết áp: Dù bạn đo bằng máy đo huyết áp cổ tay hay máy đo huyết áp bắp tay, thì cũng nên chú ý vị trí khi đo huyết áp ngang tim.

Bác sĩ khuyến cáo nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn 1 giờ. Nếu máy không có bộ nhớ, bạn có thể ghi lại kết quả để dễ dàng theo dõi hơn.

Nếu kết quả trong nhiều lần đo quá cao hoặc quá thấp, không trùng hợp với những chẩn đoán điều trị bệnh trước đó, bạn nên kiểm tra lại máy đo, hoặc đến ngay bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.

Nếu có tín hiệu pin gần hết, bạn nên thay pin ngay, vì kết quả đo sẽ rất dễ sai lệch nếu máy hết pin.

Ý nghĩa của kết quả huyết áp hiển thị trên màn hình:

cach-doc-chi-so-huyet-ap-tren-may-do-huyet-ap-dien-tu1

Chỉ số huyết áp bình thường:

Huyết áp tâm thu từ 90mmHg đến 130mmHg, huyết áp tâm trương từ 60mmHg đến 85mmHg.

Khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 130 mmHg, huyết áp tâm trương từ 60 mmHg đến 85 mmHg, huyết áp của bạn nằm trong khoảng bình thường.

Chỉ số huyết áp thấp

Huyết áp tâm thu < 85mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60mmHg,

Khi chỉ số huyết áp tâm thu < 85 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg, bạn đã nằm trong những người huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là biểu hiện không đủ áp lực bơm máu đi đến các cơ quan nội tạng. Dẫn đến các cơ quan không nhận được đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, đặc biệt là những cơ quan ở xa như não. Tình trạng này gây nên các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt. buồn nôn…

Chỉ số huyết áp cao:

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp được phân thành 5 loại dựa vào các chỉ số huyết áp. Dưới đây là 5 mức độ tăng huyết áp cụ thể:

Tiền tăng huyết áp:

Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 90 mmHg

Khi kết quả đo cho tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 90 mmHg. Với chỉ số này, bạn đang nằm trong những người có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp cao. Cần theo dõi huyết áp thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Tăng huyết áp độ 1:

Huyết áp tâm thu ở mức 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương ở mức khoảng 90- 99 mmHg

Khi đo huyết áp có kết quả huyết áp tâm thu ở mức 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương ở mức khoảng 90- 99 mmHg, bạn được xem là mắc huyết cao huyết áp độ 1.

Tiền tăng huyết áp độ 1 chưa kết luận được bạn có bị cao huyết áp hay không. Bạn chỉ bị kết luận là tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp cao trong thời gian dài. Còn nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả cao, thì vẫn chưa chẩn đoán được có bị cao huyết áp hay không, cần theo dõi thêm một thời gian nữa.

Tăng huyết áp độ 2:

Huyết áp tâm thu: 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg

Chỉ số huyết áp tâm thu: 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg -> Bạn được chẩn đoán tăng huyết áp độ 2.

Ở giai đoạn này, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, bạn cần uống thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.

Tăng huyết áp độ 3:

Huyết áp tâm thu >= 180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >= 110 mmHg

Chỉ số huyết áp tâm thu >= 180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >= 110 mmHg -> bạn đang nằm trong vùng nguy hiểm, được gọi là tăng huyết áp khẩn cấp hay cơn tăng huyết áp. Cần nhập viện khẩn cấp để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc:

Huyết áp tâm thu (HATT ≥ 140mmHg) mà huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng cho phép (HATTr< 90 mmHg)

Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ bị tăng huyết áp tâm thu (HATT ≥ 140mmHg) mà huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng cho phép (HATTr< 90 mmHg).

 

Nguồn tham khảo:

Imedicare.vn

Thương hiệu thiết bị y tế số 1 Singapore

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top