Cách giúp giáo viên không bị khản tiếng khi phải nói nhiều

Nghề giáo viên bị khản tiếng không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên khi bị khản tiếng các thầy cô giáo sẽ “lo sốt vó” nếu không biết nên làm cách gì để chữa bệnh bởi khản tiếng ảnh hưởng trực tiếp tới công việc giảng dạy. Vậy hãy làm theo các cách sau, khản tiếng sẽ tự động “rút lui”.

Khản tiếng từ đâu mà ra?

Âm thanh thường hay được tạo ra bởi luồng không khí từ phổi. Không khí đi lên làm cho dây thanh rung động rồi tạo ra âm thanh. Nguyên nhân gây bệnh khản tiếng phổ biến nhất là do dây thanh quản không rung động đều hoặc dây thanh khép không được mỗi khi phát âm. Những bệnh lý phổ biến như hạt xơ dây thanh, viêm thanh quản cấp và mạn tính, u nang thanh quản, polyp dây thanh gây ra viêm, tổn thương, phù nề tại chỗ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự rung động của dây thanh. Hơn nữa, khi bị khản tiếng thì công việc, giao tiếp của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, một số người bị nặng có khi bỏ nghề dù rất yêu thích.

Nguyên nhân gây khản tiếng phổ biến nhất thường là

– Hút quá nhiều thuốc lá dẫn tới khản giọng, lúc này khói thuốc lá sẽ khiến dây thanh quản, niêm mạc bị kích ứng.

– Cảm cúm, cảm lạnh nguyên nhân gây khản tiếng mất tiếng.

– Bị viêm xoang mạn tính, cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm virus,… khiến thanh quản bị ảnh hưởng dẫn tới khản tiếng, thậm chí là bị mất tiếng.

– Làm việc ở trong môi trường khó bụi, độc hại, hóa chất, thay đổi thời tiết, môi trường làm việc thuận tiện khiến cho bệnh đường hô hấp bị ảnh hưởng.

– Bên cạnh đó, khi niêm mạc thanh quản bị kích ứng cũng có thể do trào ngược dạ dày.

– Thường xuyên la hét hay phải nói nhiều trong một thời gian dài, cường độ nói lớn là thủ phạm chính gây ra khản tiếng đặc biệt là ở nghề giáo viên.

Như vậy “ nói nhiều” là đặc thù công việc của nghề giáo viên và khản tiếng là “bệnh nghề nghiệp” mà hầu hết tất cả những người “gõ đầu trẻ” đều không tránh khỏi.

Giải pháp nào cho các thầy cô bị khản tiếng

Khi bị khản tiếng, các thầy cô thường lo lắng vì bệnh khiến họ giảng bài khó khăn, thậm chí phải bỏ việc. Nhiều người chẹp miệng bỏ qua: “Ôi, bệnh nghề nghiệp ấy mà!” và hững hờ sống chung với nó. Thực ra đó là vì các thầy cô không biết những bước có thể thực hiện để ngăn ngừa khản tiếng. Các bước sau đây rất hữu ích cho bất cứ ai muốn giữ gìn giọng nói của mình khỏe mạnh, đặc biệt quan trọng đối với những người có nghề nghiệp phải sử dụng nhiều đến giọng nói chẳng hạn như giáo viên, MC, luật sư,…

1.Sử dụng micrô:

Khi phát biểu hoặc thuyết trình, hãy xem xét sử dụng micrô để tránh quá tải cho giọng nói của bạn.

2.Uống nhiều nước:

Độ ẩm tốt cho giọng nói của bạn. Nước giúp bôi trơn dây thanh quản. Hãy uống thật nhiều (2 lít nước mỗi ngày là mục tiêu tối thiểu) các đồ uống không chứa cafein, không cồn trong suốt cả ngày.

3.Cố gắng không hét quá lớn:

Đây là những hành vi lạm dụng đối với giọng nói của bạn và gây căng thẳng lớn đối với lớp lót của dây thanh nhạc.

Khởi động giọng nói của bạn trước khi phải nói nhiều giờ liền. Hầu hết mọi người đều không biết cần phải “làm nóng” giọng nói trước khi sử dụng quá nhiều, chẳng hạn như dạy học, thuyết giảng hay nói chuyện. Việc làm này thực hiện rất đơn giản, chẳng hạn như tăng cường độ các nguyên âm khác nhau, làm trơn môi hoặc đẩy lưỡi.

4.Không hút thuốc:

Ngoài việc là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư thanh quản, thì hút thuốc cũng gây viêm và góp phần hình thành polyn dây thanh. Chính điều này có thể làm cho giọng nói rất khàn và yếu.

5.Tập thở đều:

Luồng hơi thở là sức mạnh của tiếng nói. Dành thời gian để lấp đầy phổi trước khi bắt đầu nói chuyện và đừng đợi đến khi bạn gần như ngừng thở mới chịu hít một hơi khác để tiếp tục cuộc trò chuyện.

6.Nghe tiếng nói của bạn:

Khi giọng nói của bạn có thay đổi, hãy chú ý. Bạn cần phải sửa đổi và giảm sử dụng giọng nói nếu nó trở nên khàn khàn để cho dây thanh quản được hồi phục. Cố tình nói khi giọng khản đặc có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

7.Sử dụng máy xông mũi họng để bảo vệ đường hô hấp

Hàng ngày, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn khiến chúng ta dễ mắc bệnh đường hô hấp. Vệ sinh mũi họng chính là giải pháp phòng bệnh hiệu quả. Có thể sử dụng máy xông mũi họng để xông nước muối sinh lý 0,9% làm sạch mũi họng hàng ngày.

cach giup giao vien khong bi khan tieng khi noi nhieu1

Ngoài ra, máy xông mũi họng iMediCare giúp các giáo viên điều trị các bệnh viêm mũi, xoang hay viêm họng, viêm phế quản, phổi, hen suyễn,… một cách hiệu quả và không gây phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa như việc điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Với công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, máy dễ sử dụng, an toàn và vệ sinh, máy xông iMediCare là luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho các ngành giáo viên.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top