Huyết áp cao được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến với những biểu hiện khá mơ hồ. Biến chứng có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh huyết áp cao.
Biểu hiện của bệnh huyết áp cao
Thường xuyên có dấu hiệu đau đầu
Người bị cao huyết áp sẽ khiến áp lực máu lên thành động mạch ớn. Nếu đo chỉ số trên 180/11 mmHg thì sẽ dẫn tới tình trạng đau đầu, cơn đau có thể kéo dài hay ngắn tùy vào thể trạng của từng người. Biện pháp tốt nhất là bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi, tránh tình trạng huyết áp tăng quá cao có thể dẫn tới đứt mạch máu não.
Chảy máu mũi
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi, đặc biệt khi hoạt động quá sức hay làm việc mệt mỏi thì tốt nhất nên tới gặp chuyên gia để được kiểm tra cụ thể, vì đây cũng là một trong những biểu hiện của huyết áp cao mà nhiều người đang chủ quan.
Mắt nổi đỏ
Một số người bệnh huyết áp cao thường có vệt máu hoặc mạch máu nổi rõ trong mắt. Tuy không ảnh hưởng nhiều tới thị giác nhưng lại gây mất thẩm mĩ và sự tự tin của mọi người. Nếu thấy có dấu hiệu của bệnh thì tốt hơn bạn nên tới tìm các bác sĩ nhãn khoa hay kiểm tra các chỉ số máu để thấy kết quả chính xác, có phương pháp điều trị kịp thời.
Thường xuyên nôn và cảm thấy buồn nôn
Do tăng huyết áp gây nên áp lực vào thành mạch, não cũng không nhận đủ máu cho quá trình hoạt động gây ra tình trạng nôn và buồn nôn. Đôi khi triệu chứng này cũng đi kèm với việc nhìn mờ hay cảm thấy khó thở.
Chóng mặt
Chóng mặt cũng là một trong những triệu chứng cao huyết áp bị nhiều người bỏ qua. Chóng mặt thường xuất hiện với biểu hiện như choáng hay chóng mặt động ngột. Thậm trí ở một số trường hợp người bệnh cũng có thể ngất xỉu hoặc đột quỵ
Tê cứng các chi
Huyết áp tăng liên tục không kiểm soát sẽ dẫn tới vấn đề tê chân hoặc tay. Lúc này tính trạng bệnh đã tương đối nguy hiểm vì vậy bạn nên tới gặp chuyên gia để nghe tư vấn cụ thể.
Cách nhận biết bệnh tăng huyết áp
Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp định kỳ. Đo huyết áp cần được thực hiện mỗi năm một lần với người dưới 40 tuổi, còn những người từ 40 tuổi trở lên thì cần được đo huyết áp 6 tháng/lần. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.
Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.
Đo huyết áp thế nào là đúng?
Để đo được con số huyết áp chính xác, cần tuân thủ một số điểm như sau:
Ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên tĩnh.
Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc) trước khi đo 2 giờ.
Tư thế đo: ngồi tựa vào lưng ghế, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Có thể đo thêm ở tư thế nằm. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có “hạ huyết áp tư thế” hay không.
Sử dụng huyết áp kế với bao hơi có bề dài bằng 80%; bề rộng bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí thích hợp sao cho máy hoặc mốc 0 của tăng huyết ápng đo ngang mức với tim.
Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại lần 3 sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Lần đo huyết áp đầu tiên, nên đo huyết áp ở cả hai tay.
Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.
Trường hợp nghi ngờ, có thể tới các phòng khám chuyên khoa để được theo dõi huyết áp liên tục bằng máy đo tự động trong 24 giờ (Holter huyết áp).
Bạn có thể tự đo huyết áp bằng máy đo huyết áp iMediCare, sản phẩm nhỏ gọn, tự động hoàn toàn giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác, tiện dụng.