Rất dễ nhầm lẫn sốt phát ban ở trẻ em với các căn bệnh phổ biến thường gặp khác như cảm lạnh hay dị ứng,… Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là nhóm tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm để điều trị đúng cách sẽ ít nguy hại cho sức khỏe của bé.
Theo thống kê một đứa trẻ có thể bị sốt phát ban ít nhất một lần khi còn nhỏ hoặc thậm chí là nhiều hơn tùy vào tình trạng sức khỏe. Nếu biết cách phát hiện sớm sốt phát ban ở trẻ em thì sẽ giúp trị bệnh rất nhanh, chỉ sau 5 – 7 ngày là tự lui. Dưới đây là một số dấu hiệu cho các bạn nhận biết:
Xem thêm:
Các dấu hiệu nhận biết sớm sốt phát ban ở trẻ em:
Thông thường sau khoảng thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh đến khi có triệu chứng là từ 1 đến 2 tuần. Trẻ bị sốt phát ban sẽ có các triệu chứng thường gặp như sau:
1.Triệu chứng sốt:
Dấu hiệu đầu tiên sẽ là những cơn sốt bất thình lình và nhiệt độ lên rất cao có thể lên tới 40 độ. Các cơn sốt khó cắt mặc dù đã uống thuốc hạ sốt phải từ 3 – 7 ngày mới có thể hết sốt.
2.Xuất hiện nốt ban đỏ:
Sau khi cắt cơn sốt thì trên cơ thể các bé thường xuất hiện những nốt nổi đỏ như đầu tăm, lầm tấm trên thân mình ở các khu vực như ngực, lưng bụng và có thể cả ở trên cổ và cánh tay,… Những ban đỏ này có đặc điểm là thường phẳng và ấn vào xung quanh tạo thành một quầng trắng. Ban không gây ngứa cũng như khó chịu.
3.Một số triệu chứng đi kèm hay gặp:
Ngoài sốt và phát ban; bé cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
– Mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc.
– Tiêu chảy mức độ nhẹ.
– Chán ăn, bỏ bú.
– Sưng bọng mắt.
– Buồn ngủ liên tục.
Một số trẻ có thể bị co giật khi sốt đột ngột ở nhiệt độ quá cao ( thường trên 40 độ C ). Nếu con bạn bị tình trạng này, ngay lập tức đặt bé lên giường. Giữ đầu bé nghiêng sang một bên để bất kỳ chất nào ( đờm, dãi, nước bọt…) trong khoang miệng có thể chảy được ra ngoài. Bé có thể bất tỉnh, tay chân hoặc cơ mặt co giật liên tục trong khoảng 2 đến 3 phút.
Mặc dù các cơn co giật do sốt trông có vẻ đáng sợ và nguy hiểm, nhưng trên thực tế nó hiếm khi nghiêm trọng và gây ảnh hưởng có hại cho bé. Tuy nhiên, tốt nhất cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Nếu co giật kéo dài hơn 5 phút, cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Cho bé đi khám nếu:
– Sốt cao trên 39,5 độ C hoặc co giật.
– Sốt kéo dài hơn 7 ngày.
– Phát ban không phai mờ sau 3 ngày.
– Trẻ có tiền sử suy giảm hệ thống miến dịch.
– Trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38 độ C.
– Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
Sốt phát ban tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để trẻ sốt cao sẽ có thể bị giật kinh. Nếu để bị giật kinh sẽ dẫn đến các biến chứng như bất tỉnh, tay chân giật, mắt trợn lên và nặng nhất có thể gây tổn thương não bộ cho bé. Do đó, các bạn cần phải phát hiện và đo nhiệt độ thật chính xác để nhanh chóng tìm cách xử lý. Theo đó, đối với mỗi đối tượng trẻ em khác nhau các bạn cần chọn cách đo nhiệt độ sao cho phù hợp.
– Đối với trẻ em từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nên sử dụng cặp nhiệt độ điện tử đo ở hậu môn sẽ giúp đo nhiệt độ nhanh chính xác chỉ sau 30s.
– Đối với trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng trở lên bố mẹ có thể sử dụng nhiệt kế điện tử đo ở tai và trán. Vừa giúp đo nhanh và dễ dàng hơn với những bé không chịu cặp nhiệt độ ở nách.
Nên mua loại loại nhiệt kế điện tử nào là chính xác nhất?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhiệt kế điện tử với mẫu mã và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Trong đó cần phải kể đến thương hiệu iMediCare đến từ Singapore.
Nhiệt kế điện tử iMediCare là thương hiệu hàng đầu chăm sóc sức khỏe gia đình tại Singapore – một thương hiệu có tên tuổi và uy tín bởi sản phẩm có chất lượng tốt, trải qua các cuộc kiểm nghiệm khắt khe để khẳng định vị trí trên thế giới về chất lượng, an toàn và tính chính xác đạt mức hoàn hảo.
Các sản phẩm nhiệt kế điện tử của hãng đều được thiết kế thông minh giúp phù hợp mọi đối tượng khách hàng đều có thể sử dụng được.
Các bạn có thể đặt mua nhiệt kế điện tử iMediCare ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi đặt hàng online + Free giao hàng toàn quốc.