Cùng với sự phát triển vược bậc của khoa học kỹ thuật, các thiết bị theo dõi sức khỏe ngày càng trở nên thông minh hơn. Một trong số đó là máy SPO2 iMediCare với cảm biến đo nồng độ oxy trong máu.
Cảm biến đo nồng độ oxy trong máu trong thiết bị SPO2 có chính xác không
Khi nói đến công nghệ đo nhịp tim và độ bão hòa oxy, chúng ta đang đi sâu vào vào lĩnh vực công nghệ y tế và đề cập đến các thiết bị với chức năng kiểm tra mức oxy hoặc độ bão hòa oxy trong máu, đồng thời đo nhịp tim và nhịp đập mạch máu của bạn.
Thông thường, máy đo SPO2 sẽ có dạng một thiết bị kẹp mà bạn đặt lên ngón tay, ngón chân hay phần mô mềm phía dưới tai (dái tai) của mình. Nó sử dụng các loại cảm biến ánh sáng đỏ và hồng ngoại, phát các tia sáng đi qua ngón tay để phát hiện mức oxy và sự thay đổi hàm lượng oxy trong máu, sau đó phân tích và đưa dữ liệu đến màn hình của thiết bị giúp thể hiện tỷ lệ oxy trong máu hiện tại của bạn và cập nhật theo từng giây.
Tỷ lệ bão hòa oxy lớn hơn 95% được xem là chỉ số bình thường. Tuy nhiên nếu hàm lượng ở mức 92% trở xuống, thì đã đến lúc bạn phải quan tâm hơn đến sức khỏe của mình và tìm hiểu xem liệu cơ thể có đang mắc phải bệnh gì hay không. Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám một cách chi tiết nhất.
Có cần thiết phải theo dõi chặt chẽ hàm lượng oxy trong máu không?
Chắc chắn rồi, việc biết được hàm lượng oxy ở mức độ nào trong máu sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định các vấn đề về sức khỏe của chúng ta. Các thông số này sẽ được sử dụng để kiểm tra xem ai đó có cần hỗ trợ bằng máy thở hay không, xác định tình trạng của cơ thể trước khi thực hiện các hoạt động nặng, và đồng thời phát hiện các trường hợp hơi thở ngừng trong khi ngủ.
Triệu chứng ngừng thở trong khi ngủ là một rối loạn mang tính nghiêm trọng, nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời có thể dẫn đến tăng nguy cơ huyết áp cao, béo phì hay thậm chí là các cơn đau tim dữ dội và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nồng độ oxy trong máu cũng sẽ là những dữ liệu sức khỏe quan trọng, làm căn cứ để xác định một loạt các bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm phổi, suy tim và ung thư phổi.
Thiết bị SPO2 nào nên mua?
Công nghệ đo oxy xung đang trở nên phổ biến hiện nay, và các ông lớn trong lĩnh vực thiết bị đeo tay đã nắm bắt được xu hướng và kịp thời tích hợp chúng trên các sản phẩm của mình, tuy nhiên hệ thống dữ liệu đo được lại được sử dụng theo những cách khác nhau. Có thể bắt đầu với thiết bị đo SPO2 thương hiệu iMediCare, kiểm tra nồng độ oxy trong máu bằng phương pháp đặt ngón tay vào cảm biến phía sau thiết bị. Nó rất tiện dụng nên phần lớn mọi người lựa chọn phương pháp này để theo dõi SPO2 hàng ngày.
Thiết bị này đặc biệt hữu ích với những ai là vận động viên hoặc thường xuyên leo núi, đi bộ đường dài hay tham gia các cuộc thám hiểm hớn.