Cẩm nang chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở độ tuổi 20 và 50

20 tuổi và 50 tuổi là hai mốc quan trọng đối với sức khỏe con người cần được đánh giá chi tiết, đặc biệt là đối với phụ nữ. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc sức khỏe ở độ tuổi 20 và 50, nếu bạn đang hoặc sắp ở độ tuổi quan trọng này thì đừng bỏ lỡ nhé.

>> Giảm ngứa sưng khi bị muỗi đốt

>> Mẹo đánh thức con dậy buổi sáng

Ở độ tuổi 20

1/Lên lịch khám sức khỏe hàng năm

Đây chính là thời gian lý tưởng để tìm ra một vị bác sỹ mà bạn thích và tin tưởng, tạo dựng mối quan hệ, và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ (lý tưởng là 1 năm 1 lần). Khám sức khỏe hàng năm là cách tốt nhất để biết tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện những vấn đề đang dần xuất hiện trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Bác sỹ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và huyết áp đồng thời lấy máu để kiểm tra sức khỏe tuyến giáp và nồng độ cholesterol.

2/Từ bỏ những thói quen không lành mạnh

Khi còn đang ở tuổi học sinh sinh viên, có thể bạn thích hút thuốc, uống rượu hoặc ăn vặt. Đây chính là thời điểm bạn cần phải loại bỏ những thói quen không lành mạnh đó ra khỏi cuộc sống của mình. Nếu bạn đã trót có một vài thói quen xấu thì đây chính là thời điểm lý tưởng để loại bỏ chúng và bắt đầu một chặng đường mới lành mạnh hơn. Học cách ăn uống lành mạnh là điều đặc biệt quan trọng; kể cả khi trông bạn khá thon thả ở tuổi 20 thì điều đó có thể thay đổi trong một hoặc hai thập kỷ tiếp theo; và duy trì cân nặng lành mạnh dễ dàng hơn là tìm cách giảm cân sau này.

3/Tiêu thụ đủ lượng canxi và vitamin D

Nhiều phụ nữ không nghĩ gì đến tình trạng loãng xương cho tới khi họ già hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn. Hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ ít nhất 1.200mg canxi và 1.000 IU vitamin D mỗi ngày vì nó sẽ trợ giúp đắc lực cho hệ xương và nhiều hệ thống khác của cơ thể.

Ở tuổi 50

1/Thận trọng với sức khỏe tim mạch

Sau tuổi 50, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của phụ nữ gia tăng mạnh. Điều đó có nghĩa là việc biết những thông số về sức khỏe tim mạch và trao đổi với bác sỹ về những thông số đó là điều vô cùng quan trọng. Bệnh tim có thể xuất hiện rất đột ngột; nhưng thường là nó có yếu tố nguy cơ. 95% người bị đau tim có một hoặc vài yếu tố nguy cơ báo trước. Những yếu tố đó bao gồm hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, và tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào trong những yếu tố trên hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tim thì ngoài các xét nghiệm và kiểm tra tiêu chuẩn hãy đề nghị bác sỹ làm thêm điện tâm đồ.

cam nang suc khoe

2/ Kiểm tra nguy cơ ung thư đại tràng

Rất may là bệnh ung thư đại tràng có thể phòng ngừa được nếu bạn phát hiện ra các polyp khi chúng vẫn ở giai đoạn tiền ung thư. Và mặc dù vẫn có các cách khác nhưng cách tốt nhất là tiến hành soi đại tràng. Nếu kết quả nội soi của bạn bình thường và gia đình bạn không có tiền sử mắc bệnh này thì có thể làm 10 năm 1 lần.

3/Thảo luận về các triệu chứng mãn kinh với bác sỹ

Liệu pháp hoóc môn (HT) hiện nay không được chỉ định rộng rãi như trước kia do những lo ngại về nguy cơ gây ra ung thư vú và những tác dụng phụ khác. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ vẫn khuyến nghị bệnh nhân sử dụng phương pháp đó trong thời gian ngắn nếu các triệu chứng mãn kinh như “bốc hỏa” hay thay đổi tâm trạng phát triển theo chiều hướng trầm trọng hơn.

4/Tiêm phòng cúm hàng năm

Tiêm phòng cúm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng khi bạn ngoài 50. Khi chúng ta già hơn, nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, từ cúm tăng cao; và tiêm phòng chính là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bạn.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top