Mỗi máy tạo oxy tại nhà đều có một bình/cốc tạo ẩm ở máy. Vậy cốc tạo ẩm để làm gì? cần chú ý gì về sử dụng nước trong bình tạo ẩm của máy tạo oxy?
>> Tính năng xông khí dung của máy tạo oxy
>> Tính năng cảnh báo độ tập trung oxy thấp
Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy tại nhà
Trong không khí tự nhiên, hàm lượng oxy chiếm khoảng 21%, còn lại là nitơ và các khí khác (79%). Nguyên tắc của máy tạo oxy tại nhà là hút khi tự nhiên vào máy sau đó hấp thụ và xả khí nitơ ra ngoài, giữ lại khí oxy cung cấp cho bệnh nhân qua một đường khác.
Không khí được hút qua bộ lọc, sau đó đưa vào một máy nén khí. Sau khi được làm mát không khí dưới dạng khí nén sẽ đi qua hệ thống van 4 chiều, hệ thống van này lần lượt đóng mở để đưa không khí nén qua dồn vào bình, đồng thời đẩy nitơ do hạt Zeolite giữ lại trong hai cột molecular ra ngoài, đẩy oxy mới vào bình tích áp chứa oxy. Chu trình, thời gian đóng mở của van được điều khiển tự động bằng mạch điện tử dựa trên tính toán về dung tích bình, lưu lượng hay áp lực khí…
Cuối cùng, không khí nén được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tạo ẩm để đưa oxy ra cho bệnh nhân sử dụng, một phần được trích lại qua sensor oxy để theo dõi hàm lượng oxy nếu thấp quá mức cho phép sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc…
Bình thường với một chiếc máy tạo oxy chất lượng, thì độ tập trung oxy cho ra sẽ lớn hơn 93% toàn dải lưu lượng. Khi mua máy tạo oxy bạn hãy nhớ nguyên tắc này để kiểm tra chất lượng máy nhé.
Tại sao lại cần phải có nước tạo ẩm cho máy oxy tại nhà
Theo nguyên lý hoạt động, khí oxy sau khi được tập trung sẽ nóng và khô vì phải trải qua một chu trình tổng hợp, chiết tách tạp chất của máy. Vì vậy lúc này cần có nước tạo ẩm giúp “giảm nhiệt” oxy và tạo ẩm. Điều này để tránh gây kích ứng họng, khô niêm mạc mũi,… ảnh hưởng đến đường hô hấp người sử dụng.
Những chú ý về sử dụng nước trong bình tạo ẩm máy oxy tại nhà
Bởi bình tạo ẩm có chức năng làm ẩm không khí và người bệnh hít trực tiếp, vì vậy bạn nên chú ý những điều sau:
- Luôn sử dụng nước sạch trong bình tạo ẩm, tốt nhất là nước đóng chai sạch hoặc nước qua hệ thống lọc kỹ.
- Thay nước bình tạo ẩm hàng ngày là tốt nhất.
- Chú ý không được sử dụng nước bình tạo ẩm có đóng cặn trong bình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khí oxy thở.
- Mực nước sử dụng tốt nhất là bằng ½ cốc tạo ẩm, không được nhiều hơn 2/3 cốc và ít hơn 1/3 cốc.
- Sau mỗi lần pha thuốc vào bình tạo ẩm theo chỉ định của bác sĩ phải rửa bình sạch sẽ.
Nên mua máy tạo oxy nào cho bệnh nhân?
Hiện trên thị trường thương hiệu máy tạo oxy iMediCare đang được nhiều người sử dụng nhất bởi giá cả hợp lý và chất lượng mang lại cao.
Bạn có thể xem các ưu điểm của dòng máy iMediCare này là:
- Tạo Oxy với độ tinh khiết ≥93% trên toàn dải lưu lượng từ 1-5 lít/phút, là nguồn cấp Oxy quan trọng, tin cậy và ổn định cho người bệnh hay người cần phục hồi sức khỏe…
- Máy có thêm chức năng xông và bộ phụ kiện xông, hoạt động như một máy xông chuyên nghiệp;
- Máy có chức năng hẹn giờ, rất thuận tiện cho người dùng, giúp giảm đỡ công sức chăm sóc người bệnh;
- Tất cả các nút điều khiển hoạt động dưới dạng phím chạm (touch buttons), chống nước, giúp dễ dàng sử dụng máy và tăng tuổi thọ máy;
- Màn hình LCD cỡ lớn thể hiện tất cả các thông số như: số giờ hoạt động, độ tập trung Oxy, chế độ hoạt động (tạo Oxy hoặc xông), tình trạng hoạt động , thời gian hẹn giờ… và các cảnh báo: cảnh báo mất điện, cảnh báo áp suất thấp, cảnh báo sự cố máy nén khí…
- Molecular screening được sản xuất tại Mỹ, máy nén khí không dầu có độ bền cao giúp máy vận hành êm, bền bỉ và mạnh mẽ;
- Dòng khí thở được lọc qua ba tầng lọc, giúp loại bỏ bụi, mùi và vi khuẩn giúp đảm bảo tuổi thọ của máy và an toàn cho người dùng;
- Có bánh xe – thuận lợi khi di chuyển; kiểu dáng thiết kế hiện đại, sang trọng, vỏ máy có độ bền và tuổi thọ cao, chịu va đập mạnh.
Quan trọng nhất là máy được bảo hành 2 năm hoặc 10000 giờ sử dụng tùy theo điều kiện đến trước.
Bạn có thể tham khảo hoặc cần tư vấn thêm về máy tạo oxy tại nhà, cách sử dụng máy tạo oxy tại nhà,… hãy liên hệ qua hotline 1900.633.985.