Những kỳ nghỉ lễ có thể trở thành quãng thời gian đầy căng thẳng đối với những người mắc bệnh tiểu đường bởi vì ở đâu cũng chỉ toàn là đồ ăn. Đừng để những câu hỏi về việc ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn vào lúc nào phá hỏng kì nghỉ của bạn. Hãy cùng iMediCare lên kế hoạch trước, để bạn có thể hưởng thụ trọn vẹn kỳ nghỉ lễ của mình mà vẫn kiểm soát tốt căn bệnh tiểu đường.
- Bật mí 10 loại mứt Tết và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
- 8 cách giúp giải rượu tự nhiên mà hiệu quả vào dịp Tết
Bị tiểu đường cần cân nhắc về thời điểm của các bữa ăn
Nhiều gia đình ăn những bữa chính vào thời điểm khá lạ lùng trong các kỳ nghỉ lễ. Ví dụ có gia đình lại ăn sáng lúc 2 – 3 giờ sáng sau giao thừa ngày Tết. Bạn nên lên sẵn kế hoạch để sẵn sàng đối phó với những thay đổi này nếu các bữa ăn của bạn không thể diễn ra vào thời gian cố định như bình thường.
Nếu bạn đang tiêm insulin hoặc uống thuốc để hạ đường huyết thì trong những ngày Tết, bạn nên ăn một bữa nhẹ vào các thời điểm bạn ăn ngày thường để ngăn ngừa phản ứng do hạ đường huyết. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề này.
Tích cực vận động hơn
Cách tốt nhất để cân bằng lại việc ăn nhiều hơn bình thường một chút chính là vận động nhiều hơn. Hãy tìm một thói quen mới giúp bạn vận động nhiều và tránh xa đồ ăn. Các hoạt động này bao gồm đi bộ cùng với cả gia đình hoặc chơi ném dĩa, bóng đá, bóng bầu dục với con, cháu.
Chế biến những món ăn ngày lễ phù hợp với bệnh tiểu đường
Thay những món thường nấu trong ngày lễ bằng món thịt hầm nấu với kem chua ít béo hoặc không béo thì thế nào? Bạn hãy nấu những món ăn cần dùng ít đường như khi làm bánh nướng trái cây bởi thì cũng không cần nhiều đường nữa vì trong trái cây đã có sẵn chất ngọt tự nhiên rồi.
Nhấm nháp từng chút một
Hãy nhấm nháp một món gì đó khi bạn đang nấu ăn hoặc chờ đến bữa ăn và đảm bảo rằng món ăn đó không làm thay đổi đáng kể lượng đường huyết của bạn. Bạn cũng có thể hử thêm một đĩa rau sống hoặc rau trụng nước sôi hay một vài miếng phô mai ít béo vào thực đơn dinh dưỡng tiểu đường ít calo của bạn. Lưu ý, đừng mất kiểm soát và thỏa mãn bản thân với những món chiên hoặc có lượng calo cao, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tiểu đường của bạn.
Người bệnh tiểu đường hãy ăn có chọn lọc
Đa số các món ăn truyền thống trong ngày Tết đều có hàm lượng tinh bột khá cao như bánh chưng, bánh tét, thêm cả lượng chất béo với các món chiên dầu mỡ như chả giò, bánh phồng tôm và đặc biệt không thể thiếu rựou, bia cũng như nước ngọt.
Đừng ép bản thân phải ăn hết mọi món có trên bàn ăn. Chỉ thử một phần vừa phải những món bạn thích và bỏ qua số còn lại. Ví dụ, nếu bạn thích món khổ qua nhồi thịt thì không nên ăn thêm nhiều thị kho tàu nữa. Giữa những món ăn tương tự nhau thì bạn nên chọn một loại thôi. Giả sử nếu bạn muốn thử tất cả các món, hãy nhớ chỉ ăn một phần nhỏ thôi nhé.
Ăn những phần nhỏ hơn
Thức ăn nhiều tinh bột thường xuất hiện rất nhiều ở các bữa tiệc trong lễ Tết, vì vậy bạn nên để ý phần ăn của mình. Nếu bạn không biết nên ăn một hay hai món chứa tinh bột thì hãy lấy mỗi thứ một phần thật ít thôi. Nói chung, bạn phải giữ sao cho tổng lượng tinh bột nạp vào người luôn tương đương với những ngày thường.
Ăn nhiều rau
Rau xanh rất quan trọng với tất cả mọi người! Thật không may là các món làm từ rau xanh trong các dịp lễ thì chẳng có nhiều. Lời khuyên ở đây là bạn nên làm cho bàn tiệc của mình đầy hấp dẫn và đủ màu sắc bằng cách thêm nhiều loại rau củ quả vào thực đơn.
Rau xanh có đủ các loại màu sắc khác nhau và lại chứa nhiều dưỡng chất. Hãy đề xuất một món salad rau xanh hoặc một đĩa rau trụng nước sôi đã trộn gia vị cho mọi người xem sao. Rau xanh có hàm lượng tinh bột và calo rất thấp. Chúng có thể giúp bạn đẩy lùi cơn đói mà vẫn không phải ăn quá nhiều món chứa hàm lượng calo và chất béo cao trên bàn ăn.
Trên đây là những lưu ý mà iMediCare dành cho bạn. Bạn hãy nhớ và áp dụng ngay để không lọt vào thế bị động nữa, lại có thể ăn uống thật ngon vào dịp lễ nhé!