Chưa thấy tim thai ở tuần thứ bao nhiêu là có vấn đề bất thường

Chưa thấy tim thai ở tuần thứ 6-8 khiến nhiều mẹ mang thai lần đầu dễ lo lắng thái quá về phát triển của thai nhi. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất cho mẹ về tim thai của bé.

Sau khi biết mình có tin vui thì ngay lập tức hầu hết các mẹ sẽ đi khám thai. Điều mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng trông đợi đó là được bác sĩ cho nghe nhịp đập đầu tiên của bé. Điều này rất quan trọng vì đây là dấu hiệu đầu tiên để:

  • Đánh giá tình hình sức khỏe của thai nhi.
  • Biết được thai đang lớn lên và phát triển.
  • Ước tính số tuần tuổi của thai.

Tuy vậy, việc có thể nghe thấy tim thai chính xác ở tuần thứ bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

1.Tim thai của bé hình thành vào thời gian nào?

Cơ quan tuần hoàn của thai nhi đã bắt đầu xuất hiện ngay từ ngày thứ 16, sau khi phôi thai được cấy vào tử cung. Dù lúc này hình dáng quả tim chưa rõ ràng nhưng cơ tim đang dần thực hiện các hoạt động co bóp của nó.

Đến cuối tháng thứ nhất của thai kỳ, tim dần dần hoàn thiện hơn. Cho đến tuần thứ 5 những nhịp đập chính thức đầu tiên của trái tim thai nhi bắt đầu hoạt động. Nhịp tim của con sẽ có tốc độ từ 80-85 lần/phút. Những tuần tiếp theo nhịp tim bé sẽ tăng nhanh hơn từ 2-3 lần.

Bước sang tuần thứ 8-9, tim thai đập tầm 175 lần/phút. Đây cũng là khoảng thời gian mà phần lớn các mẹ sẽ đi siêu âm lần đầu và được nghe thấy tiếng tim thai của bé nhà mình.
Ở tuần thứ 12, tim thai nhi đã đi đến hoàn chỉnh và từ tuần thứ 14 trở đi, mẹ có thể tự nghe thấy nhịp tim của bé nếu sử dụng các loại dụng cụ tai nghe chuyên dụng.

Cho đến tuần thứ 16, thai nhi đã có một trái tim hoàn thiện của một con người thực sự. Lúc này đây, từ một phôi thai không rõ hình hài, con chính thức trở thành một em bé nhỏ xíu đang dần lớn lên trong căn nhà tử cung của mẹ bầu.

2.Khi nào thì có thể nghe thấy tim thai và nghe được bằng cách nào?

chua-thay-tim-thai1

Y học hiện đại ngày nay có nhiều thiết bị hiện đại giúp bác sĩ nghe được tim thai ngay từ khi còn rất sớm như:

  • Máy Ultrasonic Doppler, có thể nghe được nhịp tim của bé từ tuần thứ 10-12 trở đi.
  • Real time sonography giúp các bác sĩ kiểm tra tim thai từ tuần thứ 5 của thời kỳ mang thai.
  • Echocardiography là thiết bị đặc biệt vì tim thai có thể được phát hiện ngay từ ngày thứ 48, kể từ khi mẹ có kinh lần cuối cùng.
  • Tai nghe chuyên dụng y tế được sử dụng như phương pháp nghe tim thai truyền thống nhưng nhưng cũng khó nhất vì chỉ có thể nghe được từ tuần thứ 17-19 trở đi mà thôi.
  • Với các kĩ thuật siêu âm hiện đại như ngày nay, phần lớn mẹ bầu sẽ được nghe thấy tim thai của bé sớm nhất là vào tuần thứ 5 và chậm nhất có thể từ tuần thứ 8-10.

3.Những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về vấn đề chưa có tim thai?

3.1.Mình đi khám thai 6 tuần nhưng bác sĩ bảo vẫn chưa thấy tim thai thì có sao không?

Như đã nói, việc có thể nghe thấy tim thai vào thời điểm từ 5-6 tuần hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thai được tính chính xác hay không, cơ địa của mẹ bầu và tốc độ phát triển của thai nhi. Nếu vào tuần này mà mẹ chưa thấy có tim thai thì cũng không nên quá lo lắng, hãy đợi đến mốc khám thai tiếp theo (8 tuần) để bác sĩ theo dõi tiếp là tốt nhất. Trong lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi, cẩn trọng và không nên lo lắng quá mức để khỏi ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.

3.2.Vậy nếu khám mốc 8 tuần mà vẫn chưa thấy tim thai thì có phải là thai lưu không?

Mẹ đừng vội kết luận hay quyết định bỏ con nếu chưa có xét nghiệm và thừa nhận chính thức từ bác sĩ. Trong một vài trường hợp, do chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bầu không đều đặn hoặc quá dài cũng có thể khiến cho tuổi thai bị xê dịch. Một số thai nhi chậm phát triển thì tới tuần thứ 9 mới bắt đầu có tim thai.

Phần lớn bác sĩ sẽ hẹn mẹ đi khám lại sau đó một tuần rồi mới có quyết định chính thức về việc thai bình thường hay đã ngừng phát triển trong bụng mẹ. Do đó, mẹ cần kiên nhẫn đợi đi khám thêm ở tuần hẹn tới.

3.3.Vậy tim thai của bé xuất hiện chậm nhất là vào tuần thứ bao nhiêu?

Đã từng có trường hợp mẹ bị động thai và đến 11 tuần 2 ngày bác sĩ mới nghe được nhịp đập của thai nhi. Tuy vậy, hầu hết một thai nhi phát triển bình thường cần phải có tim thai từ tuần thứ 8-10. Do đó, nếu sau 10 tuần mà vẫn chưa có tim thai thì bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò. Đây là kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu có độ chính xác cao, cho phép bác sĩ kiểm tra được tim thai chính xác nhất cũng như các bất thường của thai nhi và tử cung mẹ bầu.

Nếu thai bị lưu, ngoài việc chưa thấy tim thai, mẹ bầu sẽ có các hiện tượng như ra máu, đau bụng đi kèm. Đây là những dấu hiệu cho thấy thai đã ngừng phát triển và mẹ cần được lấy thai ra càng sớm càng tốt để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top