Chứng ợ nóng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chứng ợ nóng thường xảy ở người lớn, đặc biệt sau khi ăn no hoặc cay. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, có khoảng 2% trẻ từ 3 đến 9 tuổi và 5% trẻ từ 10 đến 17 tuổi bị ợ nóng. Các triệu chứng thậm chí có thể bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh.

>> Tắc ruột trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ợ nóng ở trẻ sơ sinh và trẻ em?

Chứng ợ nóng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là dấu hiệu của trào ngược acid (tên tiếng Anh là gastroesophageal reflux và viết tắt là GER). Tình trạng này xảy ra khi axit của dạ dày trào ngược lên thực quản, đây là một đường ống nối giữa miệng và dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới của thực quản sẽ giữ cho axit trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản, nhưng nếu cơ này bị giãn quá nhiều dẫn đến mất đồng bộ giữa đóng – mở cơ thắt dưới của thực quản và sự co bóp của dạ dày, tạo điều kiện cho các axit của dạ dày có thể trào lên và kích thích niêm mạc thực quản. Hậu quả, dẫn đến ợ nóng và các triệu chứng khác.

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây ợ nóng thường là do đường tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Ở trẻ lớn hơn, yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân, tiếp xúc với khói thuốc và ăn một số loại thực phẩm nhất định (ví dụ, thực phẩm cay).

Triệu chứng ợ nóng ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Nếu nguyên nhân gây ợ nóng là bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể gặp các triệu chứng khác, như:

  • Trẻ có hiện tượng còng lưng trong khi cho ăn
  • Đau ngực
  • Ho
  • Giọng hơi khàn
  • Nuốt đau
  • Ăn uống kém
  • Viêm họng
  • Nôn
  • Khò khè.

Điều trị chứng ợ nóng ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi của trẻ và nguyên nhân gây ợ nóng. Mặc dù một vài trường hợp các triệu chứng ợ nóng có thể tự cải thiện khi trẻ đến sinh nhật đầu tiên, nhưng một số trường hợp khác thì khó điều trị hơn. Các nghiên cứu trên thế giới đã xem xét một số phương pháp để làm giảm ợ nóng tại nhà nhưng hầu hết đều không hiệu quả như: trẻ sơ sinh ngủ ở tư thế thẳng đứng, uống sữa đặc hơn, sử dụng núm vú giả, giữ cho bé đứng thẳng trong khoảng 30 phút sau khi cho ăn.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng ợ nóng, nhưng không nên xem là biện pháp điều trị đầu tiên để thực hiện. Thuốc điều trị chứng ợ nóng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H2 (Tagamet, Zantac, Pepcid)
  • Thuốc ức chế bơm proton (như Dexilant, Nexium, Prevacid và Prilosec)

Cả hai loại thuốc này đều làm giảm lượng axit dạ dày, do đó có ít axit để trảo ngược lên thực quản.

Bạn cũng có thể thử các phương pháp này để giúp giảm chứng ợ nóng thường xuyên ở trẻ:

  • Chia nhỏ các bữa ăn, thay vì ăn ba bữa lớn trong ngày.
  • Cho trẻ ăn xong trước hai hoặc ba giờ rồi mới được đi ngủ.
  • Không cho trẻ uống caffeine và thức ăn cay, chiên hoặc nhiều axit. Những thực phẩm cần tránh nếu trẻ bị ợ nóng thường xuyên bao gồm socola, soda chứa caffein, bạc hà, cam và các loại trái cây có múi khác và cà chua.
  • Nâng đầu giường của trẻ lên từ 15 đến 20cm bằng cách đặt các khối gỗ dưới chân giường.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top