Đai lưng cột sống: lợi ích và cách sử dụng

Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý liên quan đến cột sống thì dai lung cot song là dụng cụ khá hữu ích. Giúp bạn có thể bảo vệ cột sống, giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu thông tin về công dụng và cách dùng của các loại đai này qua bài viết dưới đây.

1.Đai lưng cột sống là gì?

Đai lưng cột sống là dụng cụ dùng để hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các chứng bệnh liên quan đến cột sống như: đau lưng, thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống,… và đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.

Với thiết kế thông minh, khoa học cùng nguyên lý hoạt động rõ ràng, các loại đai này đã góp phần giúp làm các triệu chứng của bệnh và phục hồi các thương tổn cho cột sống một cách nhanh chóng.

2.Ba loại đai lưng cột sống

Tùy theo chức năng, thiết kế mà đai lưng cột sống được chia thành ba loại chính: đai cố định cột sống, đai định hình cột sống và đai kéo giãn cột sống.

2.1. Đai lưng cố định cột sống

Đai lưng cố định cột sống là loại đai được thiết kế nhằm cố định và hạn chế sự dịch chuyển của cột sống, giúp giảm đau khi vận động và bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.

Đai cố định cột sống có thể làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau như: vải tổng hợp, kim loại gia cố hay nhựa. Tuy nhiên, các loại đai làm từ chất liệu vải luôn được ưu ái lựa chọn nhiều nhất vì mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh mỗi khi đeo đai.

2.2. Đai lưng định hình cột sống

Đai lưng định hình cột sống là loại đai được thiết kế dành riêng cho các trường hợp bị cong vẹo cột sống hoặc biến chứng do thoát vị đĩa đệm để lại. Sử dụng đai sẽ giúp cột sống của bệnh nhân dần trở về tư thế cong chữ S như ban đầu, lấy lại đường cong sinh lý.

2.3. Đai kéo giãn cột sống lưng

Đai kéo giãn cột sống lưng là dụng cụ dùng để kéo giãn và làm gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống, có tác dụng điều trị các bệnh như thoái hóa, thoát vị…

Khi khoảng cách giữa các đốt sống được nới rộng, áp lực của cơ thể lên vùng cột sống thắt lưng giảm. Các rễ thần kinh bị chèn ép cũng được giải phóng hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ không bị làm phiền bởi những cơn đau nhức khó chịu và khả năng vận động cũng trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn.

Trong 3 dòng đai trên thì đai kéo giãn cột sống mang đến hiệu quả cao nhất cho việc điều trị các bệnh lý xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… bởi đai có khả năng giúp kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, giải quyết được tận gốc vấn đề.

3.Nguyên lý hoạt động của đai lưng cột sống

Ứng với mỗi loại đai lưng sẽ có một nguyên lý hoạt động khác nhau. Cụ thể:

Đai kéo giãn cột sống: Dùng lực kéo từ bên ngoài để kéo giãn cột sống về hai phía theo chiều dọc, giúp làm gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống.

Đai định hình cột sống: Dùng các thanh nẹp định hình để nắn chỉnh sự sai lệch của các đốt sống và đĩa đệm. Một số dòng đai tiên tiến, ở phần thân đai các thanh nẹp bị thay thế bởi các cục nam châm. Từ tính của nam châm sẽ tạo ra áp lực vừa đủ giúp điều chỉnh hình dáng của cột sống về trạng thái ban đầu.

Đai cố định cột sống: Hoạt động trên nguyên lý lực cơ học. Lực giữ từ đai lên cột sống sẽ làm chế sự dịch chuyển quá mức của cột sống, giúp giảm đau và phòng ngừa chấn thương thứ phát.

4.Lợi ích của đeo đai lưng cột sống

Đai lưng cột sống, đặc biệt là dòng đai kéo giãn cột sống nếu sử dụng đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Cụ thể:

Cải thiện tình trạng thoát vị: Với khả năng kéo giãn cột sống, các loại đai lưng kéo giãn cột sống sẽ giúp giải phóng sự chèn ép cho rễ thần kinh, từ đó giúp giảm đau, chống sưng viêm, tăng cường nuôi dưỡng cục bộ và phục hồi thương tổn cho đĩa đệm.

  • Giảm đau: Đai lưng cột sống có khả năng làm giãn cơ và mát xa cột sống nên giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Phục hồi khớp và đĩa đệm: Khả năng nắn chỉnh cột sống của các loại đai lưng sẽ làm giảm đi đáng kể sự sai lệch của các khớp và đĩa đệm, giúp các khớp hoạt động linh hoạt và các đĩa đệm có cơ hội dịch chuyển về vị trí ban đầu.
  • Cố định cột sống cân bằng: Các loại đai lưng cột sống được thiết kế theo đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể nên khi đeo chúng sẽ giúp bệnh nhân giữ cột sống thẳng theo trục, hạn chế tình trạng gù lưng và cong vẹo cột sống.

5.Cách đeo đai lưng cột sống

Mặc dù đai lưng cột sống là dụng cụ rất phổ biến trên thị trường nhưng không phải ai cũng biết đeo đai đúng cách để mang lại hiệu quả trị bệnh cao. Dưới đây là một số điều bạn cần biết trước khi sử dụng loại đai này.

5.1. Đối tượng nên sử dụng đai lưng

Đai lưng cột sống chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định như:

Người bị viêm cột sống, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống vùng thắt lưng.

Người bị đau nhức cột sống thắt lưng cấp hoặc mãn tính.

Người bị đau dây thần kinh tọa.

Người sau phẫu thuật cần phục hồi chức năng của cột sống.

Để biết chắc chắn mình có nằm trong đối tượng được phép sử dụng đai lưng cột sống hay không bạn hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời chỉ định phù hợp.

5.2. Kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên

Ngoài sử dụng đai lưng cột sống để hỗ trợ trị bệnh, bệnh nhân cũng nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn thường xuyên để đăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho xương khớp.

Việc tập thể dục cũng làm cho cột sống dễ dàng thích nghi được với những thay đổi nhỏ trong cấu trúc – một hệ quả từ việc sử dụng đai lưng đem lại. Từ đó giúp hiệu quả trị bệnh lâu dài hơn.

6.Lưu ý khi sử dụng đai lưng cột sống

Sử dụng đai lưng cột sống sai mục đích hoặc sai cách có thể khiến cho bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, trong quá trình sử dụng đai lưng bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Không nên lạm dụng đai lưng cột sống: Quá lạm dụng đai lưng, đeo thời gian dài trong ngày sẽ khiến cho cột sống bị phụ thuộc, lâu dần bị yếu và suy giảm chức năng, không còn khả năng nâng đỡ cơ thể như trước nữa. Tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân mà thời gian đeo đai lưng trong ngày có thể dao động trong khoảng 2 – 3 tiếng.

Khi thấy có vết bầm tím hoặc nối nốt đỏ cần báo với bác sĩ: Sau khi tháo đai ra khỏi cơ thể, vùng da ở thắt lưng của một số bệnh nhân có thể xuất hiện vết bầm tím hoặc nốt đỏ. Khi thấy hiện tượng này bệnh nhân cần nhanh chóng báo cho bác sĩ biết để sớm có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Không sử dụng cho bà bầu: Quá trình mang thai sẽ khiến cho nhiều bà bầu bị đau lưng. Tuy nhiên, đeo đai lưng quanh bụng có thể gây chèn ép ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, đai lưng cột sống thường không được chỉ định trong trường hợp này. Sau khi sinh, nếu chị em phụ nữ vẫn bị đau lưng thì có thể dùng đai lưng cột sống để điều trị.

Luyện tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày bệnh nhân nên dành 30 phút để tập luyện thể dục thể thao. Quá trình luyện tập sẽ làm tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng đi nuôi xương khớp, giúp hệ xương khớp luôn chắc khỏe và ít bị tổn thương.

Đai lưng cột sống là dụng cụ rất hữu ích dành cho các bệnh nhân bị bệnh cột sống thắt lưng. Trong quá trình sử dụng đai, bệnh nhân không nên quá lạm dụng đai mà hãy nên tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ để việc trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc các bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top