Viêm tai giữa là một trong những bệnh trẻ nhỏ hay mắc phải và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần chú ý.
Biện pháp đề phòng bị viêm tai giữa
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.
Như vậy biện pháp đề phòng bị viêm tai giữa chỉ có là giữ đường hô hấp trên tai – mũi – họng sạch sẽ, tránh vi khuẩn vi rút tấn công. Để vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ nhỏ có rất nhiều biện pháp như: đi ra ngoài phải bịt khẩu trang cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nhỏ nước muối sinh lý, hoặc tốt nhất là nên dùng máy xông khí dung vệ sinh đường hô hấp cho trẻ nhỏ.
Bố mẹ nên dùng máy xông khí dung vệ sinh đường hô hấp cho trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần chú ý
Các triệu chứng viêm tai giữa tương tự như cảm lạnh hoặc cúm, nên dễ bị nhầm lẫn. Trên thực tế, viêm tai thường bắt nguồn từ cảm lạnh với ho và sổ mũi. Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoặc khó nói cho bạn biết cảm giác của chúng, nên việc phát hiện viêm tai đặc biệt khó khăn. Bạn hãy để ý những dấu hiệu dưới đây của trẻ bị viêm tai giữa nhé:
Đau tai
Viêm tai rất đau, vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ rất khó chịu. Ngoài ra, nếu em bé có vẻ như khó chịu hơn khi nằm, có lẽ bé bị viêm tai, vì vị trí đó gây áp lực lên các ống nhĩ.
Khó ngủ, ngủ không yên
Điều này là do cơn đau do áp lực trong tai. Trẻ đã biết nói có thể sẽ phàn nàn về cơn đau tai vào buổi tối hoặc khi đến giờ đi ngủ.
Sốt cao
Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để chống lại nhiễm trùng. Nhiệt độ của bé có thể dao động từ 37,2 – 40 độ C.
Mẹ hãy theo dõi nhiệt độ của con bằng nhiệt kế điện tử cho an toàn.
Khó nghe
Chất lỏng tích tụ trong tai có thể ngăn chặn âm thanh nên bé không thể phản ứng với âm thanh xung quanh như bình thường. Yên tâm là thính giác của bé sẽ quay trở lại sau khi hết viêm tai và tai không còn dịch.
Ăn ít, không muốn ăn
Khi bị viêm tai, bé cảm thấy không khỏe nên sẽ không muốn ăn.
Có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai
Mặc dù không phổ biến nhưng đây là một dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đưa bé đi khám hoặc hãy gọi cho bác sỹ. Dịch màu vàng, trắng hoặc xanh từ tai có thể báo hiệu màng nhĩ bị thủng. Chất lỏng trong tai giữa gây áp lực lớn lên màng nhĩ đến mức nó vỡ ra. Mặc dù thủng màng nhĩ nghe có vẻ đáng sợ và có thể rất đau nhưng màng nhĩ sẽ tự lành. Trẻ cũng có thể cảm thấy tốt hơn khi chất lỏng chảy ra ngoài và áp lực giảm.
Nếu bạn vẫn không chắc chắn là con bạn có bị viêm tai hay không, cách tốt nhất là hãy đưa bé đi khám. Đưa trẻ dưới 2 tuổi đi khám nếu bị cảm lạnh và cảm giác khó chịu không biến mất sau 2 hoặc 3 ngày, hoặc nếu cơn sốt không biến mất sau 1 hoặc 2 ngày.
Với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, hãy thông báo cho bác sỹ nếu bé bị sốt. Bác sỹ sẽ soi tai để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, như màng nhĩ có màu đỏ, dày hoặc phồng lên không.
Chúc các con luôn khỏe mạnh.