Dị ứng thực phẩm ở trẻ em?

Cơ địa của mỗi người là khác nhau và đối với trẻ em cũng vậy. Đặc biệt, vì hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác của bé đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên việc bị dị ứng thực phẩm là rất phổ biến.

Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng đối với trẻ. Việc phát hiện ra tình trạng dị ứng ở con cũng như kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng bố mẹ cần làm nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với con sau dị ứng.

1.Làm thế nào để biết trẻ bị dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại có trong thực phẩm. Phản ứng thường xảy ra sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Phản ứng dị ứng thực phẩm có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng.

Bởi vì nhiều triệu chứng của bệnh khác có thể bị đổ lỗi cho là “dị ứng thực phẩm”, điều quan trọng là cha mẹ phải biết các triệu chứng của bệnh thông thường. Sau đây là thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về dị ứng thực phẩm, triệu chứng dị ứng và không phải dị ứng thực phẩm:

Triệu chứng dị ứng thực phẩm

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với một số loại thực phẩm, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

– Vấn đề về da:

+ Nổi đốm đỏ trông giống như muỗi đốt

+ Phù mạch

+ Tình trạng nặng hơn là nổi chàm.

– Vấn đề về hô hấp:

+ Hắt hơi

+ Khò khè

+ Co thắt họng

– Về tiêu hóa:

+ Buồn nôn, nôn

+ Tiêu chảy

Các triệu chứng không phải dị ứng thực phẩm:

Thực phẩm có thể gây ra nhiều bệnh đôi khi bị nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm. Sau đây là những triệu chứng không phải dị ứng thực phẩm:

– Ngộ độc thực phẩm: Có thể gây ra bệnh tiêu chảy hoặc nôn mửa, nhưng thường là do vi khuẩn trong thực phẩm hư hỏng hoặc thực phẩm chưa nấu chín.

– Kích ứng da: có thể thường được gây ra bởi các axit có trong thực phẩm như nước cam hoặc các sản phẩm cà chua.

– Tiêu chảy: có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do ăn quá nhiều đường, chẳng hạn như từ nước ép trái cây.

Một số bệnh liên quan đến thực phẩm được gọi là không dung nạp, hoặc nhạy cảm với thực phẩm, thay vì dị ứng hệ thống miễn dịch không gây ra vấn đề. Không dung nạp Lactose là một ví dụ về không dung nạp thực phẩm thường bị nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm. Không dung nạp Lactose là khi một người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa, dẫn đến đau dạ dày, đầy hơi và phân lỏng.

Đôi khi các phản ứng với các hóa chất được thêm vào thực phẩm như thuốc nhuộm hoặc chất bảo quản, bị nhầm là dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, trong khi một số người có thể nhạy cảm với một số chất phụ gia thực phẩm, thì hiếm khi bị dị ứng với chúng.

2.Thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

– Trứng: trong lòng trắng trứng gà có một loại protein có thể gây dị ứng cho một số bé mẫn cảm với các loại chất này.

– Một số loại rau xanh: Một số loại rau xanh có hàm lượng nitrat cao có thể phản ứng không tốt với cơ địa của trẻ nhỏ. Do vậy, trẻ nhỏ nên thận trọng khi ăn các loại rau xanh này: rau bina, củ cải, cà rốt, củ cải xanh.

– Ngũ cốc: Trong số ngũ cốc có thể gây dị ứng thì lạc (đậu phộng) đứng đầu bảng, hậu quả xấu đặc biệt với trẻ bị hen suyễn. Kế đến là đậu nành và lúa mì. Mới đây các nhà khoa học còn tìm ra trẻ có cơ địa dị ứng còn có thể bị dị ứng bởi khoai tây.

– Sữa bò: Dị ứng sữa bò cũng không hiếm gặp. Đó là tình trạng cơ thể của trẻ mẫn cảm với thành phần đạm sữa bò, gây ra phản ứng dị ứng. Dị ứng xảy ra có thể rất đột ngột: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Cũng có trường hợp dị ứng diễn ra khó phát hiện hơn như trẻ khó chịu, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy,… nên cha mẹ khó đoán bệnh, vì hay nhầm với triệu chứng bệnh lý khác.

Bên cạnh dị ứng sữa thực sự thì có những phản ứng với thực phẩm do “không dung nạp thức ăn”: cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa. Trong số các loại dị ứng, dị ứng sữa bò ở trẻ nhỏ khiến các phụ huynh lo lắng nhất vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ.

– Hải sản: Các loại hải sản là tác nhân gây dị ứng nhiều nhất, bao gồm một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá trích, cá chình, lươn, cá tầm, cá ngừ, cá thu, cá marlin, cá kiếm,…), nghêu sò, tôm, cua,… Tôm chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho bé nhưng cũng là thức ăn dễ gây dị ứng nhất.

– Thực phẩm chua: Thật ngạc nhiên khi các loại trái cây có vẻ rất hiền lành và rất tốt cho sức khỏe như dâu tây, cà chua,… lại có thể là tác nhân gây dị ứng thực phẩm ở trẻ, nguyên do là hàm lượng axit cao. Nhiều em bé ăn những thực phẩm này thường bị mẩn đỏ quanh miệng. Đây là loại dị ứng nhẹ, bác sĩ khuyên các trẻ dưới một tuổi không nên ăn đồ chua.

Thật ngạc nhiên khi các loại trái cây có vẻ rất lành và rất tốt cho sức khỏe như dâu tây, cà chua… lại có thể là tác nhân gây dị ứng thực phẩm ở trẻ, nguyên do là hàm lượng axít cao. Nhiều em bé ăn những thực phẩm này thường bị mẩn đỏ quanh miệng. Đây là loại dị ứng nhẹ, bác sĩ khuyên các trẻ dưới một tuổi không nên ăn đồ chua.

Làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?

Nếu mẹ có nghi ngờ bé bị dị ứng thức ăn, nhưng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt hoặc không có những biểu hiện như trên, mẹ hãy đưa con đến bác sỹ để được tư vấn và có thể làm một số xét nghiệm để kiểm tra chính xác xem bé có bị dị ứng hay không, từ đó sẽ có cách điều trị.

Còn mẹ, hãy mua ngay một quyển sổ để làm nhật ký thức ăn của bé hàng ngày. Mẹ theo dõi cẩn thận, kỹ càng bữa nào bé ăn món gì và phân đi ngoài thế nào để phát hiện ra ngay những thực phẩm không phù hợp với con. Nhờ quyển sổ này, nếu bé có bị dị ứng thức ăn, mẹ rà soát lại và dễ dàng tìm ra ngay thủ phạm.

Khi chọn thực phẩm cho mẹ, mẹ cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc các loại thức ăn mà người lớn trong gia đình có tiền sử bị dị ứng. Với những thực phẩm đóng gói sẵn, mẹ cũng cần đọc kỹ thành phần để biết có phù hợp cho bé không.

Ví dụ, bé bị dị ứng sữa bò, mẹ không nên mua cho con ăn bánh bơ, phô mai có chiết xuất từ sữa bò. Có thể cho con ăn các sản phẩm từ sữa đậu nành. Vì độ dinh dưỡng của các loại sữa này cũng ngang ngang nhau. Nếu bé cũng bị dị ứng sữa đậu nành, mẹ có thể chọn thực phẩm có chất dinh dưỡng ngang sữa thay thế.

Hy vọng với thông tin trẻ bị dị ứng thức ăn trên đây các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bé yêu hoàn hảo mỗi ngày, tránh được những nguy hại tiềm ẩn cho sự phát triển. Chúc các bé nhà bạn hay ăn chóng lớn, khôn lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng iMediCare để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top