Điểm mặt các dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp thường được biết đến tên gọi “kẻ giết người thầm lặng” vì nếu không để ý đến một số dấu hiệu khác biệt nhỏ của sức khỏe, sẽ không phát hiện được. Vì vậy, bạn và người thân cần trang bị cho mình những kiến thức để nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh cao huyết áp. Từ đó, có thể phát hiện và xử lý kịp thời tránh những đáng tiếc không mong muốn xảy ra.

Cao huyết áp là bệnh gì?

Huyết áp cao là tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây hại cho tim, gây đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được can thiệp và chữa trị.

Cao huyết áp được chia làm 4 loại:

  • Cao huyết áp tự phát ( không có nguyên nhân gây bệnh).
  • Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận… gây ra)
  • Cao huyết áp tâm thu.
  • Cao huyết áp thai kỳ ( tiền sản giật).

Phát hiện sớm bệnh cao huyết áp có ý nghĩa quan trọng trong việc chữa trị. Cách dễ dàng nhất để nhận biết là kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Nếu huyết áp của bạn tăng cao trong một thời điểm nhất định, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra huyết áp trong một vài tuần để theo dõi xem huyết áp của bạn có tăng cao hay giảm trở lại mức bình thường.

Có một số người do không theo dõi huyết áp định kỳ nên không phát hiện được. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh huyết áp cao dưới đây sẽ cảnh báo sớm cho bạn biết căn bệnh huyết áp cao.

Các triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh huyết áp cao:

Khi đo huyết áp cho ra kết quả huyết áp tối đa trên 135mmHg, huyết áp tối thiểu trên 85mmHg thì bạn đã bị huyết áp cao. Chỉ số huyết áp này còn phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác và thói quen sinh hoạt.

Các triệu chứng cảnh báo sớm của huyết áp cao như cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hoa mắt. Triệu chứng nặng hơn, bạn có thể bị đau vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ, tái xanh…

diem-mat-cac-dau-hieu-som-cua-benh-cao-huyet-ap1

Cụ thể như sau:

Nhức đầu:

Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực bên trong cranium, gây cơn đau đầu dữ dội. Cơn đau đầu do cao huyết áp gây ra khác hẳn với đau nửa đầu hoặc các loại đau đầu khác. Đau đầu do cao huyết áp không thuyên giảm với thuốc giảm đau đầu bình thường.

Chóng mặt:

Chóng mặt có thể là tác dụng phụ của một số thuốc huyết áp nhưng ta không nên bỏ qua triệu chứng này. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột khiến cơ thể mất thăng bằng là dấu hiệu sớm cảnh báo đột quỵ.

Tim đập nhanh, không đều

Cảm giác tim đập nhanh và mạnh khiến bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng.

Nhịp tim không đều thường xảy ra khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg vì tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu vào mạch giúp duy trì việc cung cấp máu đủ cho toàn bộ bộ phận cơ thể.

Vấn đề về thị lực:

Huyết áp cao mãn tính gây ra tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến các bộ phận khác nhau của mắt. Đây là nguyên nhân gây bệnh võng mạc. Bệnh lý võng mạc có thể rất nghiệm trongj nếu không được điều trị sớm.

Bên cạnh đó, tăng huyết áp cũng có thể gây ta bệnh thần kinh thị giác, gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

Đau ngực:

Người bị cao huyết áp có thể bị đau ngực nhẹ do nhịp tim đập nhanh. Đây là một triệu chứng cần lưu ý vì nó phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Đỏ mặt:

Đỏ bừng mặt là dấu hiệu báo rằng huyết áp bạn đang lên cao, do các mạch máu trên bề mặt da dãn ra. Đỏ bừng mặt thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, đồ uống nóng. Nó cũng là biểu hiện của việc bạn đang căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng.. tất cả những điều này điều có thể làm tăng huyết áp tạm thời.

Ai có khả năng dễ bị tăng huyết áp nhất?

Những người có càng nhiều các đặc điểm dưới đây sẽ càng dễ bị cao huyết áp ghé thăm:

  • Tuổi: Tuổi càng tăng, nguy, cơ bị cao huyết áp càng cao, đặc biệt ở những người từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong nhà bạn có người bị tăng huyết áp, khả năng cao bạn cũng sẽ mắc bệnh.
  • Không vận động thường xuyên: Những người không vận động thường có nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh khiến tim bạn phải hoạt động mạnh hơn. Với mỗi cơn co thắt, lực tác động lên động mạch càng lớn khiến huyết áp cao.
  • Ăn nhiều muối: Hàm lượng muối cao trong cơ thể khiến cơ thể tăng giữ nước, gây tăng huyết áp.
  • Hút thuốc: Hút thuốc không chỉ gây tăng huyết áp tạm thời mà những chất trong khói thuốc còn gây phá hủy thành mạch, khiến lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thiếu Kali trong bữa ăn: Kali là yếu tố cần thiết để cân bằng natri trong cơ thể. Nếu không cung cấp đủ Kali, cơ thể bạn sẽ bị dư natri trong máu.
  • Uống nhiều bia, rượu: Đây là nguyên nhân gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim do huyết áp.
  • Stress: Căng thẳng là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời, nếu căng thẳng kéo dài, bạn rất dễ bị mắc huyết áp cao.
  • Mắc các bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính sau đây là tăng nguy cơ mắc huyết áp cao như bệnh thận, đai tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ.

Các biện pháp khắc phục khi có triệu chứng cao huyết áp sớm:

Biện pháp hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất để kiểm soát cao huyết áp sớm là thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Các biện pháp cụ thể như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ và chất béo:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có vai trò quan trọng giúp giảm huyết áp. Nó cũng quan trọng trong việc kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và đau tim.

Thực phẩm có lợi cho người bệnh huyết áp cao gồm: trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc, protein nạc như cá, thịt nạc…

Người bệnh nên giảm bổ sung lượng natri và chất béo bão hòa, tránh ăn nhiều đồ ngọt và mặn.

Tăng cường thể dục thể chất:

Mỗi ngày tập thể dục 30 phút, 150 phút mỗi tuần sẽ cơ thể bạn khỏe mạnh và tránh được tình trạng cao huyết áp.

Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng stress. Tập thể dục cũng là biện pháp giảm cân lành mạnh giúp tăng cường hệ thống tim mạch của bạn.

Giảm cân

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp giảm huyết áp.

Quản lý căng thẳng

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để quản lý căng thẳng. Ngoài ra, một số hoạt động như: thiền, các bài hít thở, massage, yoga cũng giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Áp dụng lối sống lành mạnh

Nếu bạn là người hút thuốc, hãy thử bỏ thuốc lá ngay vì các hóa chất trong khói thuốc làm hỏng các mô của cơ thể và làm cứng thành mạch máu. Rượu cũng là tác nhân gây tăng huyết áp vì vậy bạn nên hạn chế và bỏ rượu ngay khi bị cao huyết áp.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top