Đột quỵ não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và unng thư. Nếu không tử vong, người bị đột quỵ não cũng gánh nhiều hậu quả như tàn phế, sống thực vật, ảnh hưởng thần kinh,… Vậy căn bệnh đột quỵ não là gì, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn theo dõi trong bài viết của iMediCare dưới đây.

>> Đau nửa đầu có phải đột quỵ não không

>> Ứng phó nhanh khi bị đột quỵ

Đột quỵ não là bệnh gì?

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc hoặc bị vỡ.

Đột quỵ não nguy hiểm như thế nào?

Người bệnh bị đột quỵ não có thể bị liệt, hôn mê và thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn gây tàn phế cho người bệnh. Đây cũng là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo số liệu của Hội Đột quỵ thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%

Đột quỵ làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là Não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “Tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.

Nguyên nhân gây đột quỵ não là gì

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng đột quỵ thường gặp ở những người:

– Đái tháo đường: nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường

– Tăng huyết áp: nguy cơ gấp 3 lần so với người bình thường

– Bệnh tim mạch: gấp 6 lần

– Rối loạn mỡ máu

– Béo phì, ít vận động

– Hút nhiều thuốc lá.

Mặc dù đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua.

Các dấu hiệu của đột quỵ não

Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên tất cả mọi người học cách nhận ra những dấu hiệu sau đây của đột quỵ não:

  • Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể
  • Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói
  • Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên
  • Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác
  • Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân

dot quy nao

Theo dõi huyết áp và nhịp tim thường xuyên đề phòng đột quỵ não

Cách phòng tránh đột quỵ não như thế nào?

Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được. Phòng bệnh đột quỵ não tốt nhất bằng cách:

Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực: Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn nên có nhiều rau, hoa quả. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.

Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch…bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu…

Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?

– Đỡ người thân để họ không bị té ngã

– Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì cần để bệnh nhân nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.

– Nếu bệnh nhân hôn mê: Cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.

Những điều không được làm khi người thân bị đột quỵ

– Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

– Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẻ rất nguy hiểm.

– Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

– Đột quỵ có tái phát không và phải làm sao để phòng ngừa tái phát?

– Tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Do đó, phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa.

– Bên cạnh đó luôn có máy đo huyết áp, máy SPO2 trong nhà. Các thiết bị này để theo dõi nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy trong máu của người đã từng đột quỵ để phòng ngừa tái phát bệnh.

Trên đây là nội dung chi tiết nhất về căn bệnh đột quỵ não. Hy vọng đã giúp ích được cho bạn đọc. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top