Phần lớn mọi người đều cho rằng đột quỵ não là căn bệnh của người cao tuổi. Thế nhưng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi có nguy cơ bị đột quỵ hơn. Số liệu thống kê gần đây cho thấy nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang trên đà tăng mạnh. Kèm theo đó cũng xuất hiện xu hướng gia tăng tỷ lệ các yếu tố gây ra nguy cơ đột quỵ như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, hàm lượng cholesterol trong máu cao, bệnh tim bẩm sinh và hút thuốc.
>> Đột quỵ não
Nguy cơ đột quỵ ở người dưới 20 tuổi tăng vọt
Đột quỵ là một loại bệnh lý về tim mạch, xảy ra khi quá trình cung cấp máu lên não bộ bị ngừng trệ. Đây được coi là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nhất hiện nay. Nếu như một số người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở độ tuổi 45 trở đi, họ đã chưa lường hết sự nguy hại và hệ quả khôn lường mà căn bệnh này đem lại.
Theo tờ Everydayhealth, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 4000 trẻ em bị chẩn đoán là tai biến mạch máu não. Cùng với đó, trong độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi, cứ 100.000 trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ thì có 11 trẻ tử vong do đột quỵ gây ra. Tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ tăng trung bình 2%/năm, trong đó nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Số liệu trên đã chứng minh rằng những bạn trẻ đang ở dưới hoặc trong độ tuổi 20 đều đối mặt với nguy cơ đột quỵ ngày càng cao và thậm chí ngang bằng với những người lớn tuổi. Điều này buộc họ phải ý thức rõ hơn về căn bệnh này có phương pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân.
Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi
Mất ngủ kéo dài
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), một người có giấc ngủ ít hơn 5h/ngày thì khả năng bị đột quỵ cao hơn so với người ngủ đủ giấc đến 83%
Lối sống không khoa học
Đa phần giới trẻ ngày càng ít vận động. Họ thích ở nhà xem phim, nghỉ ngơi, chơi điện thoại hơn tập thể dục, thể thao. Ngoài ra, việc hút thuốc lá, sử dụng chất cồn và chất kích thích làm ảnh hưởng quá trình bơm máu lên não. Hệ quả là họ mắc chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch,… và dẫn tới đột quỵ.
Bệnh mãn tính ngày càng trẻ hóa
Khoa học đã chứng minh rằng một bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có thể đối mặt với 62% nguy cơ đột quỵ.
Tâm lý chủ quan
Những người trẻ thường cho rằng tai biến mạch máu não chỉ diễn ra ở những người cao tuổi. Vì lý do này, họ không có đủ sự hiểu biết về triệu chứng bệnh hay bất cứ biện pháp ngăn ngừa, đề phòng nào.
Việc học hành áp lực cũng khiến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tai biến mạch máu não ở người trẻ
Một số cách nhận biết đột quỵ ở người trẻ tuổi
Đột quỵ không chứa những dấu hiệu bệnh lý kéo dài nên không ai có thể đoán trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên có một số cách nhận biết có thể tham khảo:
- Thị lực giảm, mờ một hoặc cả hai mắt.
- Mặt trở nên thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường.
- Tay tê mỏi, khó cử động. Chân cũng khó khăn để nhấc lên.
- Nói ngọng, lưỡi tê cứng, miệng mở khó.
- Nhận thức trở nên tê liệt và rối loạn trí nhớ.
- Đầu nhức dữ dội, dây thần kinh trở nên căng thẳng.
Theo dõi nhịp tim và huyết áp hàng ngày để phòng tránh đột quỵ
Ngày nay có các thiết bị theo dõi sức khỏe cơ thể để phòng tránh đột quỵ. Đó chính là máy đo huyết áp tại nhà và máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2. Hai thiết bị này sẽ đo nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy trong máu. Những chỉ số này sẽ giúp theo dõi sức khỏe tốt hơn, phòng tránh đột quỵ.
Đừng chủ quan cho rằng mình còn trẻ không cần theo dõi sức khỏe. Hãy chú ý đến sức khỏe tim mạch của mình hơn để luôn khỏe mạnh nhé.