Đột quỵ thiếu máu não cục bộ (Phần 2)

Tại Đột quỵ thiếu máu não cục bộ (Phần 1), chúng ta đã tìm hiểu về đột quỵ thiếu máu não cục bộ bao gồm: định nghĩa, phân loại, triệu chứng, những yếu tố nguy cơ. Tại phần này, hãy cùng iMediCare tìm hiểu tiếp về cách chẩn đoán và điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ nhé.

>> Chăm sóc trẻ sau đột quỵ

Chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cục bộ

Bác sĩ sẽ thăm khám thể chất và hỏi về tiền sử gia đình khi muốn chẩn đoán đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, họ cũng có thể đoán được vị trí tắc nghẽn máu ở não.

Nếu bạn có các biểu hiện như hay nhầm lẫn, nói chậm, không rõ ràng thì bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm đường huyết. Bởi vì đó cũng có khả năng là triệu chứng khi lượng đường trong máu hạ thấp đến mức nghiêm trọng.

Chụp CT hộp sọ cũng giúp ích trong việc phân biệt các nguyên nhân gây ra đột quỵ, do thiếu máu não cục bộ hay xuất huyết, khối u ở não…

Một khi bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cục bộ thì họ sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân gốc rễ và thời điểm bắt đầu của bệnh. Chụp MRI là cách tốt nhất để xác định thời điểm đột quỵ thiếu máu não bắt đầu. Các xét nghiệm khác dùng để tìm ra nguyên nhân bệnh bao gồm:

  • Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để kiểm tra xem nhịp tim có bất thường hay không
  • Siêu âm tim giúp phát hiện cục máu đông hay bất thường ở tim
  • Chụp động mạch để tìm ra động mạch tắc nghẽn và đánh giá mức độ nghiêm trọng
  • Xét nghiệm máu đo nồng độ cholesterol và đánh giá các vấn đề đông máu

Điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ

Mục đích đầu tiên khi điều trị là khôi phục nhịp thở, nhịp tim và huyết áp về mức bình thường. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ dùng thuốc để cố gắng làm giảm áp lực trong não.

Phương pháp điều trị chính cho đột quỵ thiếu máu não là tiêm tĩnh mạch chất hoạt hóa plasminogen ở mô (tPA) giúp phá vỡ cục máu đông. Theo hướng dẫn năm 2018 từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA) thì việc sử dụng tPA có hiệu quả nhất trong vòng bốn tiếng rưỡi kể từ khi bắt đầu bị đột quỵ. Tuy nhiên, tPA có thể gây chảy máu nên bạn sẽ không dùng được nếu:

  • Đột quỵ xuất huyết não
  • Chảy máu trong não
  • Phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương ở đầu
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu

Nếu tPA không có tác dụng, các cục máu đông sẽ được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Việc này có thể được thực hiện đến 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ.

dot quy thieu mau nao dot quy 5

Phẫu thuật đột quỵ thiếu mãu não cục bộ

Các phương pháp điều trị dài hạn bao gồm sử dụng thuốc aspirin hoặc thuốc chống đông máu để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông khác.

Nếu đột quỵ thiếu máu não cục bộ xảy ra do một tình trạng khác như xơ vữa động mạch, bạn sẽ cần phải điều trị tình trạng đó trước. Bác sĩ có khả năng đề nghị đặt stent để nong động mạch bị thu hẹp bởi mảng bám hoặc kê đơn thuốc statin hạ huyết áp.

Sau khi cơn đột quỵ xảy ra, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi ít nhất vài ngày. Trường hợp bạn bị tê liệt hoặc yếu cơ nghiêm trọng, một số bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp hỗ trợ, cải thiện khả năng vận động.

Đột quỵ thiếu máu não cục bộ là một tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Hầu hết trường hợp đột quỵ sau khi được điều trị chính xác đều phục hồi tốt hoặc duy trì được chức năng cơ bản cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ thiếu máu não cục bộ cũng giúp cứu chữa kịp thời cho chính bản thân hoặc người xung quanh.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top