Cha mẹ băn khoăn về vấn đề làm sao chấm dứt việc hăm tã ở trẻ? Có ai từng trải nghiệm hăm tã mới cảm nhận được sự bực nhọc của trẻ. Cũng như sự lo lắng của cha mẹ khi thấy trẻ khó chịu là thế nào.
Hăm tã có thể ngăn ngừa được
Theo TS. Kana, Khoa Da liễu, BV Cincinati (Mỹ) hăm tã không phải dị ứng như nhiều cha mẹ nghĩ. Hăm tã chỉ là viêm da tiếp xúc. Với các thể nhẹ, khi chưa có bội nhiễm bên ngoài thì sẽ thường tự hết trong 4-5 ngày. Bắt đầu từ lúc da có biểu hiện đỏ rát nếu da được chăm sóc tốt và sạch sẽ. Hăm tã thường không tái phát nếu kiểm soát tốt những tác nhân gây kích ứng da từ bên ngoài.
Có 4 tác nhân gây nên tình trạng hăm tã. Đó là độ ẩm cao khu vực da, độ axit vùng da ảnh hưởng cao, dính phân 1 thời gian, cọ xát tiếp xúc giữa tã và da bé. Chỉ cần hạn chế hoặc khắc phục các tác nhân này thì có thể ngăn ngừa được.
Để khắc phục các tác nhân gây bệnh
Bạn cần:
- Thay tã thường xuyên, tránh để da bé bị ẩm lâu do tiếp xúc với chất bẩn.
- Khi da bé dính phân hay nước tiểu, bạn cần loại bỏ chất dính sớm. Sau đó sử dụng nước ấm pha muối cafe tỉ lệ 1 muỗng muối/500mL nước để lau vùng khu vực da tiếp xúc lần 1. Tiếp đó lau sạch lại bằng nước ấm sạch. Nếu thao tác này được thực hiện sớm và trong vòng 3 tiếng sau tiếp xúc thì da không bị kích ứng.
- Mua tã đúng size và khóa dán đàn hồi để tăng co giãn khi trẻ vận động. Hạn chế tiếp điểm bị ảnh hưởng lực quá lâu, gây kích ứng da.
Cách chọn tã cho con
Không quan trọng bạn sử dụng loại nào. Quan trọng hơn là chú ý đến tính năng sử dụng và mức độ thuận tiện, thoải mái của trẻ là được. Đây là một số gợi ý:
a) Chọn tã đúng size của trẻ là điều được khuyên.
b) Để hạn chế hăm tã hãy thay tã thường xuyên. Chú ý quan sát những dấu hiệu khó chịu khi đầy tã của trẻ. Lau dọn sạch các chất thải sớm khi tiếp xúc với da trẻ sẽ tránh vấn đề viêm da.
c) Các khóa, dây chun hoặc bề mặt tiếp xúc giữa tã với da trẻ tránh quá chặt. Không nên quá lỏng khi trẻ vận động, ôm vừa vặn cơ thể trẻ.
d) Bề mặt tã nên làm từ chất liệu cotton mềm mại, thân thiện với da của bé. Ngoài ra bề mặt bên trong tã cũng cần được áp dụng thiết kế cải tiến như có các lỗ thấm hút, dạng sóng. Điều này giúp chất lỏng được dàn đều, thấm hút nhanh hơn và ngăn trào ngược. Cấu tạo sóng cũng sẽ giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa da trẻ với chất bẩn.
e) Mặt đáy tã xốp êm, thoát ẩm giúp da của trẻ được “hô hấp” ngay cả khi mặc tã.
Bé mặc tã nhiều quá có ảnh hưởng đến dáng đi hoặc đi tè ở trẻ nhỏ?
Có một sự khác biệt ở dáng đi và độ rộng bước chân của trẻ trong thời gian mặc tã. Thường trong độ tuổi 13-19 tháng tuổi. Đây là điều mà một số cha mẹ lo lắng về dáng đi của trẻ. Tuy nhiên, trước 3 tuổi trẻ sẽ hoàn thiện dần lại dáng đi. Và trước 9 tuổi trẻ sẽ có dáng đi như người lớn bình thường.
Phản xạ đi tè cũng là 1 điều mà nhiều cha mẹ quan tâm khi trẻ thường mặc tã. Điều quan tâm này không sai. Bởi vì liệu trẻ cứ đi tè hoặc ị thoải mái vào tã mà không có cảm giác khó chịu gì không?. Hiểu được băn khoăn này, nhóm nghiên cứu của TS. Vermandel, ĐH Antwerp, tìm thấy không có nhiều trở ngại trong việc phát triển khả năng nhận tín hiệu đi ngoài. Thậm chí có 1 vài lợi ích trong việc giúp trẻ ý thức về việc đi ngoài. Vì trẻ sớm cảm nhận được mức độ ẩm của bỉm khi có chất thải xuất hiện. Điều này thuận lợi cho chuyển tiếp từ mang bỉm sang ngồi toilet.
Mẹo tập báp hiệu mẹ biết vừa mới tè hay ị ra tã
Gần đây, chuyên gia giáo dục người Úc, Deanne đã chia sẻ trên BBC: Cha mẹ nên tận dụng cơ hội khi thay tả để dạy trẻ về khái niệm sở hữu riêng của thân thể. Chuyên gia Deanne hướng dẫn cụ thể: trước khi bắt đầu thay tã, tkhông nên quay mặt đi, bực nhọc hoặc cố thay thật nhanh. Bạn hãy tỏ vẻ bình thường. Hai tay bạn cầm hai tay trẻ đưa gần về phía phần dưới tã, một phần cũng làm trẻ tập trung hơn và nhìn vào ánh mắt của bạn. Khi đó hãy hỏi trẻ: “Cu Bin ơi, bây giờ mẹ sẽ thay tã cho cu Bin nhé, tã hơi nặng rồi (cầm tay trẻ nhịp nhịp vài lần). Mẹ thay tã nhé, được không?
Sau đó, bạn hãy đợi vài giây chờ 1 phản ứng nào đó của trẻ. Có thể là ánh mắt, có thể là cố bám chặt vào bàn tay mẹ, hoặc 1 nụ cười. Nghe có vẻ thật khó khi phải chờ phản ứng “trả lời” của một đứa bé quá nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề không phải là bạn chờ một câu trả lời rạch ròi như “Dạ được, mẹ thay đi”. Điều mà chúng ta đang làm chỉ là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến những phần riêng tư của trẻ. Đó là thân thể của trẻ.
Điều này càng được giới thiệu sớm thì trẻ sớm hình thành 1 khái niệm về phần sở hữu của riêng trẻ. Để ý thức tốt hơn, nhận thức rõ ràng trẻ có tầm nhìn tốt và an toàn khi bước vào xã hội lớn hơn. Đó cũng là cách dạy trẻ tôn trọng phần riêng tư của ai đó, thậm chí đó thuộc về vật chất và tinh thần của họ.
Nguồn tham khảo: Bác sĩ Anh Nguyễn