Hen phế quản

Hen phế quản là một căn bệnh không lây rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen phế quản. Tại Việt Nam, khói bụi và ô nhiễm môi trường được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.Vậy, bệnh hen phế quản là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen phế quản như thế nào?

>> Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu vitamin D

>> Xử lý dị vật trong tai trẻ

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma). Hen phế quản là tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào và ra khỏi phổi. Đây là một tình trạng bệnh lý mạn tính dẫn đến các đợt thở khò khè tái phát (tiếng khò khè khi hít thở), tức ngực, thở dốc và ho. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách dùng thuốc và các phương pháp điều trị.

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen phế quản đang ngày càng tăng. Đây là tình trạng mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Đến nay, vẫn chưa chắn chắn về lý do tại sao tỷ lệ hen phế quản ở trẻ em tăng nhanh như vậy. Có thể chính các chất ô nhiễm có trong môi trường cộng với việc tiếp xúc nhiều tác nhân dị ứng có trong thức ăn chính là thủ phạm âm thầm gây hen phế quản ở trẻ.

Trẻ em bị các loại dị ứng trong thời kỳ sơ sinh như chàm hay dị ứng thức ăn thường mang nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản cao.

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là cao nhất và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi.

Theo thống kê mới đây, Hà Nội có 8,1% trẻ nội thành và 6,7% trẻ ngoại thành mắc bệnh hen phế quản. Còn tại TP.HCM con số này cao hơn rất nhiều cụ thể chiếm tới 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản.

Đặc biệt, nếu không điều trị hen phế quản kịp thời sẽ diễn biến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản?

Nguyên nhân hen phế quản do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự hình thành, phát triển của bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen phế quản ở trẻ em có thể kể đến như:

Hen phế quản do dị ứng

Nguyên nhân hen phế quản có thể do bị dị thực phẩm gây dị ứng (thịt bò, trứng, hải sản…)

Vấn đề khói, bụi bẩn cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Khói thuốc lá, thuốc lào do người lớn phả ra một cách thường xuyên, khói bếp do đun rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong). Bụi nhiều nhất là các vùng đô thị vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh công nghiệp chưa tốt, là những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện cơn hen phế quản.

Virus gây hen phế quản

Bệnh hen phế quản gặp phải sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus có tên gọi RSV hay parainfluenza.

Hen phế quản do vận động

Bệnh hen phế quản thường xảy ra ở những người có cường độ tập luyện cao. Khi vận động mạnh cần nhiều không khí sẽ dẫn đến thở nhanh qua miệng. Lúc này, đường thở dễ bị hẹp do phản ứng nhiều với không khí khô hanh.

Hen phế quản do di truyền

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh Hen phế quản ở trẻ em. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hen là 30-50%. Nếu cả hai vợ chồng có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen, khả năng này ở con là 10-15%. Mặc dù chưa xác định hết các căn nguyên của bệnh hen phế quả ở trẻ em, tuy nhiên theo các chuyên gia thì có rất nhiều loại có khả năng gây bệnh hen hoặc là gây nguy cơ cao của bệnh hen phế quản.

Triệu chứng bệnh hen phế quản

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,… Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:

Triệu chứng giai đoạn khởi đầu hen

+ Triệu chứng hen phế quản thường xảy ra buổi đêm và sáng sớm.

+ Triệu chứng hen phế quản báo trước: Nhức đầu, hắt hơi, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa nhẹ…

Triệu chứng giai đoạn phát bệnh ác tính

+ Khó thở: Thở thấy khó khăn, đặc biệt là lúc thở ra. Khi khó thở nhiều, người bệnh có thể gặp triệu chứng hốt hoảng, vật vã, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi…

+ Trong cơn khó thở nghe có tiếng khò khè: Đây là triệu chứng hen phế quản điển hình. Triệu chứng này thường xuất hiện khi có kích thích, thay đổi thời tiết, nhiễm trùng…

+ Thường triệu chứng hen phế quản kết thúc cơn khó thở bằng những đợt ho, khạc đờm nhiều: Đờm màu trắng, dính khi không có nhiễm trùng; khi đờm có màu vàng hoặc xanh là triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.

Đối tượng của bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bị dị ứng, chàm.
  • Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen phế quản.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen phế quản.

Hệ quả của bệnh hen phế quản

  1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

Bệnh hen phế quản có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…

  1. Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh hen phế quản vẫn có thể gây tử vong mặc dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…

  1. Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Nguy cơ mắc bệnh hen ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ trẻ bình thường.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen phế quản

Nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa bệnh hen phế quản là cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh hen phế quản không thể chữa dứt điểm được. Tuy vậy việc phát hiện và điều trị bệnh hen phế quản càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ kiểm soát được bệnh và không làm bệnh phát triển nặng thêm. Dưới đây là một số cách để hạn chế tối đa những triệu chứng mà bệnh gây ra:

  1. Sử dụng máy xông mũi họng để vệ sinh mũi họng

Máy xông mũi họng là giải pháp đưa thuốc trực tiếp và hiệu quả vào đường thở trong điều trị bệnh hô hấp. Sản phẩm được Hội Hô hấp Việt Nam khuyên dùng để điều trị bệnh hen phế quản.

Máy xông mũi họng cũng là phương pháp vệ sinh đường hô hấp, bảo vệ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em.

  1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

  1. Tránh gặp các tác nhân gây hen phế quản

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.

– Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh hen phế quản thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…

– Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.

– Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

  1. Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng

Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top