Hướng dẫn dùng máy tạo oxy tại nhà chuẩn nhất

Gia đình bạn có người thân đang phải dùng máy tạo oxy tại nhà nhưng bạn chưa biết cách sử dụng sao cho đúng nhất để mang lại hiệu quả cũng như giữ máy bền bỉ. Dưới đây iMediCare sẽ hướng dẫn dùng máy tạo oxy tại nhà chuẩn nhất cho bạn.

>> Máy tạo oxy giá rẻ

>> Máy tạo oxy iMediCare

Máy tạo oxy có cần thiết không?

Con người có thể sống sót trong cả tuần nếu không ăn uống nhưng sẽ chết sau vài phút ngừng thở. Với những người khỏe mạnh bình thường, hít thở trong bầu không khí 21% oxy có thể duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các các bệnh đường hô hấp, lượng oxy cần thiết để cung cấp phải cao hơn 21%. Đó là lúc người bệnh cần máy thở oxy.

Ai cần dùng máy tạo oxy?

Những trường hợp dưới đây cần phải dùng máy tạo oxy trợ thở:

– Người mắc bệnh viêm phổi, hen suyễn, thiểu năng tuần hoàn não, suy tim, tắc nghẽn phổi mãn tính, tai biến, đột quỵ, …

– Người bệnh tim, phổi, chức năng vận chuyển oxy của máu yếu

– Các bệnh làm giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu: u máu, xẹp phổi, thiếu máu…

– Người nhiễm độc khí than

– Người nhiễm độc hóa chất

Khi đó, những bệnh nhân trên cần sử dụng oxy có độ tinh khiết cao nhằm sửa chữa tình trạng thiếu oxy và cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể hoạt động.

Để có được lượng oxy trên, người ta sử dụng máy tạo oxy. Oxy nguyên chất sau khi được đưa vào máy sẽ được chiết tách, loại bỏ các khí trơ, khí có hại để cho ra nguồn oxy có độ tinh khiết cao, được chứa trong hệ thống bình khí dưới dạng nén hoặc lỏng. Từ đó, oxy sẽ được đưa cho bệnh nhân thông qua mặt nạ thở hoặc ống thở với độ oxy tinh khiết từ 93 đến 99%.

Lưu ý đặc biệt quan trọng khi dùng máy oxy tại nhà

Khi ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng oxy phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Trong trường hợp sử dụng máy tạo oxy tại nhà, trước tiên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ, mua đúng máy theo nhu cầu và biết điều chỉnh mức độ vừa phải để giúp oxy đi vào động mạch phổi, trung hòa với máu và giúp đến các tế bào trong cơ thể. Trên thị trường hiện nay có các máy tạo oxy 3 lít và 5 lít thích hợp để dùng tại nhà.

Bạn không nên tự ý sử dụng dung lượng oxy vào cơ thể bởi nếu sử dụng không đúng sẽ làm bệnh thêm nặng. Nên sử dụng đúng người, đúng thời lượng. Tốt nhất, chỉ dùng máy tạo oxy khi người bệnh mệt, khó thở, không thể hô hấp bình thường. Sau khi qua cơn khó thở, người bệnh không còn mệt thì nên ngừng sử dụng, để bệnh nhân hít thở bình thường.

may tao oxy imedicare

Cần bác sĩ tư vấn về dung lượng máy tạo oxy tại nhà

Hướng dẫn dùng máy tạo oxy tại nhà 

Máy tạo oxy tại nhà hiện nay thường có loại 3 lít và 5 lít, tạo ra lượng oxy nguyên chất tương đương với nồng độ oxy từ bình oxy y tế. Tuy nhiên, vì mức áp suất nén trong bình oxy cao hơn nên bạn cần chú ý một số điều sau:

– Với người bệnh cần dùng oxy mức 1 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy 3L, bạn vặn mức độ oxy đưa thở ra 2-2,5L/phút. Nếu sử dụng máy oxy 5L, bạn vặn mức 2L/phút.

– Với người bệnh cần dùng oxy mức 2 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy 3L, bạn vặn mức độ oxy đưa thở ra 3-3,5L/phút. Nếu sử dụng máy oxy 5L, bạn vặn mức 3L/phút.

– Với người bệnh cần dùng oxy mức 3 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy 3L, bạn vặn mức độ oxy đưa thở ra 3-3,5L/phút. Nếu sử dụng máy oxy 5L, bạn vặn mức 3L/phút.

Các cách thở oxy khi dùng máy tạo oxy

– Thở qua ống: Thở qua ống thông mũi có tác dụng tránh làm loãng nồng độ oxy. Khi thở, bệnh nhân nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi ở tư thế thoải mái, đảm bảo đường hô hấp thông thoáng.

– Thở qua mặt nạ: Được dùng trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị thương mũi. Thở qua mặt nạ cung cấp nồng độ oxy rất cao.

Người mắc bệnh thường phải thở từ 1 – 1,5 L/phút và liên tục 15h/ngày. Nên sử dụng cả vào ban đêm để tránh ngưng thở lúc ngủ.

Trên đây TBYT iMediCare đã hướng dẫn dùng máy tạo oxy tại nhà chuẩn nhất cho các bạn. Nếu có thắc mắc thêm vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.985 để được hỗ trợ nhanh nhất.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top