Hướng dẫn sử dụng đai lưng y tế cho người bệnh sẽ giúp thực hiện đúng và đủ các bước khi sử dụng sản phẩm này. Từ đó hiệu quả điều trị bệnh sẽ được nâng cao.
Sử dụng đai lưng y tế đúng cách cho người bệnh
Mặc dù đai lưng là một giải pháp ngăn ngừa chấn thương tốt, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn dùng đúng cách và đúng lúc. Việc đeo đai lưng trong thời gian dài sẽ khiến cơ bụng và cơ lưng yếu dần đi do bị phụ thuộc quá nhiều. Những cơ này sẽ ít phải hoạt động hơn khi bạn đeo đai bảo vệ cột sống thắt lưng. Đến khi bạn tháo đai, khả năng chấn thương sẽ cao hơn rất nhiều.
Một nguy cơ khác liên quan đến việc đeo đai thắt lưng cột sống là tăng huyết áp và nhịp tim. Điều này thực sự khiến những người đang có bệnh về tim mạch hoặc huyết áp phải đối mặt với nguy hiểm.
Những ai nên sử dụng đai lưng y tế?
Dù bạn sử dụng áo nẹp cột sống hay đai điều chỉnh cột sống, đai thắt lưng cột sống thì hãy nhớ sử dụng nó đúng bệnh đúng cách. Ví dụ nếu bạn bị vẹo cột sống hãy dùng áo nẹp cột sống, bạn bị cong cột sống hãy dùng đai điều chỉnh, còn thoát vị đĩa đệm hay sau khi mổ cột sống thì nên dùng đai bảo vệ. Tốt nhất, chỉ dùng đai bảo vệ cột sống thắt lưng nói chung khi bạn:
- Đang có chấn thương nghiêm trọng về cột sống.
- Vừa mổ thoát vị, thoái hóa cột sống…
- Trong quá trình nâng vật nặng như nâng tạ hay tập gym.
- Khi đi xe máy đường dài…
Nên dùng loại đai lưng y tế nào cho người bệnh?
Trên thị trường có nhiều loại đai lưng y tế cho người bệnh tuy nhiên bạn nên chọn những sản phẩm được giám định, cấp phép, chẳng hạn như đai lưng y tế PresiTom. Đai lưng y tế PresiTom đã đạt chứng nhận quốc tế ISO 13485-2016 và ISO9001-2015, cùng với các ưu điểm như:
Được sản xuất từ vật liệu siêu cao cấp chuyên dùng để xuất khẩu sang thị trường EU, siêu mỏng, siêu nhẹ với lực xiết được tăng cường;
Các thanh nẹp bằng vật liệu nhựa đàn hồi vĩnh cửu giúp đảm bảo chức năng của đai;
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 13485-2016 và ISO9001-2015;
Phù hợp để điều trị các tổn thương cột sống thắt lưng, hoặc các đối tượng có nguy cơ cao như:
– Người cao tuổi, người đang điều trị loãng xương, những người phải đứng hoặc ngồi quá lâu khi làm việc;
– Người làm nghề lái xe, cảnh sát giao thông, bác sỹ phẫu thuật, công nhân đứng máy, nhân viên công sở phải ngồi nhiều, tiểu thương ngồi chợ…
– Người đang bị viêm thoái hóa các xương khớp cột sống, chấn thương cột sống vùng thắt lưng…
– Người đau nhức cột sống vùng thắt lưng cấp tính hoặc mãn tính chưa rõ căn nguyên hoặc bị đau dây thần kinh tọa;
– Người đau cột sống thắt lưng cấp tính sau khi vận động quá tư thế hoặc mang vác nặng.
– Hỗ trợ sau phẫu thuật, sau khi kéo nắn cột sống vùng thắt lưng.
Hy vọng những thông tin liên quan đến cách bảo vệ cột sống bằng đai trên đây sẽ giúp bạn phần nào có cho mình biện pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên cũng đừng quên việc tới cơ sở y tế để thăm khám và xác định chính xác nhất tình trạng của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!