Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà kết quả đo được là 90/60mmHg mức này là huyết áp cao hay thấp? Có nguy hiểm hay không? Là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm. iMediCare xin gửi đến một số thông tin giúp các bạn giải đáp vấn đề này.
Huyết áp 90/60 mmHg là cao hay thấp?
Như chúng ta biết huyết áp là lực máu cần thiết tác tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạp ra từ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Huyết áp tối đa – còn được gọi là huyết áp tâm thu bình thường từ 100 đến 120mmHg. Huyết áp tối thiểu – còn được gọi là huyết áp tâm trương bình thường từ 60 đến 80mmHg.
Khi huyết áp được xác định là cao khi trị số huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg.
Còn huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương giảm 25mmHg so với bình thường.
Người khỏe mạnh bình thường sẽ có huyết áp khoảng 120/80mmHg. Một người có chỉ số huyết áp 90/60 mmHg sẽ được coi là mắc bệnh huyết áp thấp và có kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… thường xuyên. Như vậy có thể thấy rằng bạn đang gặp phải chứng huyết áp thấp.
Nhận biết chứng huyết áp thấp
Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
Triệu chứng huyết áp thấp này thường xuất hiện vào những lúc bạn thay đổi vị trí như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, đứng trong nhiều giờ liền hoặc ngay sau bữa ăn.
Khi đó bạn sẽ cảm thấy mọi vật thể như đang xoay tròn xung quanh và không thể kiểm soát được. Nếu như gặp phải tình trạng này quá thường xuyên, bạn cần hết sức lưu ý.
Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.
Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa bị tê nhức.
Ngất xỉu
Khi bị hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng của ngất xỉu. Nếu không kịp phòng tránh việc rơi vào cơm ngất xỉu đột ngột sẽ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác. Bạn hãy thử tưởng tượng, đang đi xe hoặc đi bộ mà ngã đổ bên đường thì sẽ nguy hiểm thế nào.
Thiếu tập trung
Khả năng tập trung kém cũng có thể ảnh hưởng tới huyết áp của bạn. Vì khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không thể di chuyển đến não với tốc độ bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Chính điều này là nguyên nhân gây cản trở khả năng tập trung ở người huyết áp thấp.
Mờ mắt
Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng, sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như bạn đang di chuyển trên đường.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
Buồn nôn
Cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên nhấm nháp một ít nước chanh như vậy sẽ giảm cảm giác buồn nôn.
Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
Khi huyết áp thấp, chân tay của bạn thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc cung cấp đủ máu và oxy đến da.
Trong trường hợp này, giải pháp khắc phục là bạn nên uống ngay một ít thức uống nóng để tạo nhiệt cho cơ thể.
Nhịp thở nhanh, nông
Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, khiến các cơ quan không thể thực hiện được các chức năng bình thường. Tình trạng này sẽ gây cản trở hoạt động của tim và não, khi đó sẽ dẫn đến triệu chứng khó thở.
Mệt mỏi
Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống.
Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn. Nhưng đến buổi chiều hoặc buổi tối cơ thể lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi, mặc dù không phải vừa mới làm việc quá sức.
Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức. Trong trường hợp này, ăn trái cây tươi sẽ giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể bạn, giúp giảm cảm giác mệt mỏi.
Trầm cảm
Bệnh nhân huyết áp thấp thường có tâm trạng uể oải, buồn bã và rất dễ bị trầm cảm.
Cảm giác khát
Khi huyết áp giảm, cơ thể sẽ nhận được một tín hiệu từ não để uống nhiều nước hơn, việc bổ sung thêm nước sẽ giúp tăng huyết áp.
Xử trí tại chỗ khi gặp người bệnh tụt huyết áp
Tư thế: Để người bệnh nằm nơi thoáng mát, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân.
Sơ cứu: Cho người bệnh uống 2 cốc nước (khoảng 480 ml) hoặc trà gừng, café,… mục đích làm tăng khối lượng tuần hoàn.
Ngoài ra, theo khảo sát gần đây của Đại học Havard, sô-cô-la chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, vì vậy sô-cô-la được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp thường xuyên.
Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.
Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
Khi người bệnh đã tỉnh, các triệu chứng giảm dần, nâng người bệnh ngồi dậy từ từ, cử động chân tay vài phút nhẹ nhàng trước khi đứng dậy.
Lời khuyên từ bác sĩ
Để phòng ngừa huyết áp thấp, người bệnh không nên thức khuya, giữ ấm cơ thể khi ngủ, không ra ngoài trời nắng gắt, muốn thay đổi tư thế cần vận động từng bước một, không trèo cao, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, khi ngủ cần gối thấp. Đặc biệt người già từ 50 tuổi trở lên cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên vì họ rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp.
Tóm lại, huyết áp thấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Vì vậy mà mỗi người cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và bổ sung thêm các kiến thức để kịp thời phát hiện ra bệnh huyết áp thấp nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.