Huyết áp kẹp: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tuy không được nhắc nhiều như huyết áp cao, huyết áp thấp nhưng bệnh huyết áp kẹp vẫn không kém phần nguy hiểm. Bài viết này iMediCare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị của căn bệnh này.

Huyết áp kẹp là gì?

Huyết áp của chúng ta được xác định thông qua hai trị số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu xuất hiện khi mạch máu co bóp, còn huyết áp tâm trương xuất hiện khi mạch máu giãn nghỉ. Với mong muốn đánh giá sức khỏe tim mạch một cách chính xác nhất, người ta đã đưa ra một tiêu chuẩn mới gọi là áp lực mạch. Áp lực mạch được xác định bằng sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chẳng hạn, huyết áp của bạn là 110/70 mmHg thì áp lực mạch sẽ là 110 – 70 = 40mmHg.

Khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống

Bình thường, áp lực mạch của một người sẽ giao động trong khoảng từ 30 – 50mmHg. Nếu áp lực mạch xuống dưới 25mmHg sex gây ra huyết áp kẹp. Nói cách khác, huyết áp kẹp là tình trạng áp lực mạch xuống dưới 25mmHg.

Huyết áp kẹp có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như

– Làm giảm hiệu lực bơm máu, khiến hệ tuần hoàn bị ứ trệ

– Cản trở ngoại vi, làm phì đại thất trái dẫn đến suy tim

– Khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân bệnh huyết áp kẹp

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp kẹp khá đa dạng. Tuy nhiên, tất cả những nguyên nhân này đều có điểm chung là làm huyết áp tâm thu giảm hoặc là huyết áp tâm trương tăng, từ đó khiến áp lực mạch giảm mạnh. Dưới đây là một số trường hợp điển hình gây ra huyết áp kẹp:

– Mất máu nội mạch: Những người bị bệnh sốt xuất huyết Dengue, suy tim thường có nguy cơ mất máu nội mạch gây kẹp huyết áp do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch.

– Bệnh van tim: Bao gồm 2 trường hợp là hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ gây giảm huyết áp tâm thu và hẹp van 2 lá làm tăng huyết áp tâm trương.

– Chèn ép tim khiến máu và dịch tràn ngoài màng ngoài tim

– Cổ trướng

Biểu hiện bệnh huyết áp kẹp

Những người bị bệnh huyết áp kẹp thường có các biểu hiện sau đây:

– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày

– Thường bị hụt hơi, khó thở, hơi thở ngắn và dốc

– Mất thăng bằng

– Khó ngủ

– Hay có cảm giác ớn lạnh

– Suy giảm trí nhớ, mức độ tập trung kém

Có thể thấy, những biểu hiện của huyết áp kẹp gần giống với bệnh huyết áp thấp. Đều bị huyết áp kẹp nhưng triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau. Ví dụ, có người bị đau đầu, chóng mặt, có người thường bị hút hơi khó thở nhưng cũng có người bị vài triệu chứng cùng lúc. Cách tốt nhất để xác định tình trạng bệnh là đến thăm khám bác sĩ.

Cách điều trị bệnh huyết áp kẹp như thế nào?

Việc điều trị bệnh huyết áp kẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố này để xây dựng phác đồ phù hợp với từng người, có thể sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này, mỗi chúng ta cần:

– Theo dõi các chỉ số huyết áp, áp lực mạch: Chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện các bệnh liên quan đến huyết áp. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà để có thể theo dõi sát sao chỉ số này mà không phải đến các cơ sở y tế thường xuyên.

– Xây dựng một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học

– Đi khám tại các cơ sở y tế uy tín khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh

– Tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ

– Khi bị huyết áp kẹp cần nghỉ ngơi thư giãn, hít thở sâu và dùng thuốc điều hòa huyết áp. Tuyệt đối không nên cố làm việc hoặc mất bình tĩnh khiến huyết áp giao động.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top