Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, việc phòng ngừa các cơn hen cấp tính xảy ra là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng iMediCare tìm hiểu một số phương pháp đơn giản giúp bạn kiểm soát hen suyễn tại nhà nhé.
Bệnh hen suyễn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Điều này khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng. Tuy nhiên, với những phường pháp dưới đây, bạn có thể phần nào đối phó với bệnh hen suyễn mà không cần phải tốn nhiều công sức.
Hít thở sâu
Để làm giảm triệu chứng khó thở do các cơn hen nhẹ gây ra, bạn hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và chỉ tập trung vào việc thở. Đồng thời, bạn nhắm mắt lại hoặc cố tập trung nghĩ về một hình ảnh hay đồ vật nào đó, bởi vì điều này sẽ giúp bạn kiểm soát hơi thở tốt hơn.
Ngoài ra, để có hơi thở sâu hơn, bạn nên lưu ý hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Hấp thu thêm nhiều vitamin C
Việc bổ sung vitamin C đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp hạn chế các cơn hen nghiêm trọng bộc phát. Nếu không mắc phải các bệnh về thận thì bạn có thể hấp thu 500mg vitamin C mỗi ngày. Ngoài việc dùng các loại thuốc bổ sung, bạn cũng có thể tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C sau đây:
– Trái cây thuộc họ cam chanh;
– Dưa lưới;
– Kiwi;
– Bông cải xanh;
– Khoai lang;
– Cà chua
Viêm mũi dị ứng khi giao mùa: bệnh không nguy hiểm nhưng khó chữa
Xông mũi họng để phòng bệnh hô hấp khi giao mùa
Bổ sung axit béo omega-3
Axit béo omega-3 sẽ giúp cơ thể sản xuất ra ít IgE – kháng thể gây dị ứng và kích thích các triệu chứng hen suyễn như khó thở và thở khò khè. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng axit béo omega-3 trong giai đoạn đầu mang thai có thể giúp ngăn nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ sau này. Bạn có thể bổ sung axit béo omega-3 từ dầu cá, các loại cá (như cá mồi, cá hồi, cá thu) và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Bổ sung vitamin B6
Vitamin B6 (pyridoxine) có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là những người phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc corticosteroid. Ngoài ra, việc dùng vitamin B6 còn giúp bạn dễ thở hơn và góp phần cắt giảm tình trạng thở khò khè do các cơn hen cấp tính gây ra.
Tập yoga
Việc tập luyện yoga thường xuyên giúp bạn tập trung thở chậm rãi, sâu và đều. Điều này giúp cải thiện lượng khí oxy đi vào cơ thể, thông thường khí quản và cải thiện chức năng phổi, do đó giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh hen suyễn như khó thở và tức ngực. Ngoài ra, yoga còn giúp người bệnh kiểm soát căng thẳng – một yếu tố gây kích hoạt các cơn hen.
Uống cafe hoặc hồng trà
Uống cà phê hoặc hồng trà cũng có thể góp phần giúp bạn chống lại những cơn hen cấp tính. Chất cafeine có nhiều trong cà phê và hồng trà khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành theophylline – một thành phần chủ yếu trong các loại thuốc trị hen suyễn. Đặc biệt, việc dùng cà phê hay hồng trà lúc nóng sẽ giúp loại bỏ đờm và các chất nhầy trong đường hô hấp, khiến bạn dễ thở hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không uống quá 2 cốc cà phê mỗi ngày bởi vì điều này sẽ khiến nhịp tim của bạn nhanh hơn.
Phòng ngừa các triệu chứng của hen suyễn là một bước quan trọng để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác nhau gây kích thích các cơn hen mà bẹn không thể tránh được. Do đó, bạn nên luôn mang bên mình thuốc làm giãn phế quản dưới dạng bình xịt để kịp thời cắt giảm cơn hen.
Ngoài ra, bạn có thể tự trang bị cho mình một chiếc máy xông khí dung tại nhà để chủ động hơn trong việc điều trị. Thiết bị này giúp điều trị và cắt giảm cơn hen hiệu quả hơn so với việc dùng các loại thuốc dạng viên. Một gợi ý cho bạn là dòng máy xông khí dung iMediCare có kích thước hạt nhỏ mịn giúp thẩm thấu sâu tới túi phổi, không hao hụt thuốc giúp hiệu quả xông cao.
Các bạn có thể mua máy xông khí dung ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc.