Đo huyết áp hàng ngày là một việc làm hết sức cần thiết giúp kiểm soát sức khỏe cho chính chúng ta. Các thông số sẽ cho bạn biết bạn thuộc nhóm huyết áp bình thường, bị huyết áp cao hay huyết áp thấp. Vì vậy việc theo dõi sức khỏe huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp là một điều rất cần thiết.
Máy đo huyết áp là gì?
Máy đo huyết áp là một thiết bị y tế cần thiết cho đại đa số gia đình hiện nay, nó là vật dụng giúp chúng ta đánh giá tình trạng sức khỏe, phòng giảm nhiều loại bệnh, đặc biệt là huyết áp – căn bệnh khiến chúng ta sợ hãi khi nhắc đến. Chính vì lẽ đấy mà hiện tại có khá nhiều gia đình tìm mua máy đo huyết áp để đo tại nhà.
Nhưng trước khi chọn mua, bạn nên tìm hiểu việc nên mua máy đo huyết áp loại nào tốt nhất cho bạn cũng như cho gia đình bạn.
Có những loại máy đo huyết áp nào?
Hiện nay ở trên thị trường, có hai loại máy đo huyết áp được sử dụng khá phổ biến mà chúng ta thường thấy:
1. Máy đo huyết áp cơ học
Máy đo huyết áp cơ chính là chiếc máy mà bạn hay thấy các nhân viên y tế bệnh viện hay các phòng khám thường hay sử dụng. Dưới đây là một số đặc điểm của loại máy này:
Ưu điểm:
– Cho độ chính xác cao.
– Chịu va đập cao hơn so với các dòng máy huyết áp điện tử.
– Giá thành rẻ
Nhược điểm:
– Cần phải biết sử dụng máy, nếu bạn không qua đào tạo y khoa và không có kinh nghiệm thì sẽ không sử dụng được.
– Cho dù bạn có biết đo thì cũng không thể tự đo cho chính bản thân được, vì độ chính xác khi đo sẽ sai lệch rất nhiều.
2. Máy đo huyết áp điện tử
Đây là loại máy đo huyết áp có thiết kế rất hiện đại, sử dụng phương pháp đo dao động huyết áp bằng mạch cảm ứng điện.
Ưu điểm:
– Dễ dàng sử dụng, ít bị lỗi trong quá trình sử dụng. Bạn chỉ cần phải quấn vòng bít đúng cách, đặt tay đúng tư thế, bấm nút và chờ kết quả.
– Cho kết quả chính xác
– Kiểu dáng chắc chắn với thiết kế khối
Nhược điểm:
– Giá thành cao
– Khả năng chống va đập không tốt, dễ bị vỡ.
Tiêu chí lựa chọn mua máy huyết áp phù hợp?
1. Lựa chọn thương hiệu:
Khi quyết định chọn mua máy đo huyết áp điện tử thì điều bạn cần là phải để ý đến nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm. Khách hàng nên kiểm tra những giấy tờ chứng nhận nguồn gốc hãng, nơi cung ứng máy đo huyết áp điện tử, sản phẩm có đạt chứng chỉ chất lượng của tổ chức kiểm định chất lượng hay không.
Chính vi vậy mà bạn nên chọn cho mình chiếc máy có xuất xứ, từ thương hiệu chính hãng nổi tiếng được nhiều người tin dùng như hãng iMediCare của Singapore.
2. Lựa chọn máy đo huyết áp phù hợp:
a) Nhu cầu sử dụng:
Máy đo nào cũng có sự chính xác riêng nhưng để đo máy huyết áp phù hợp với người dùng là điều quan trọng. Nếu gia đình có người già và trẻ nhỏ thì ta nên lựa chọn máy đo huyết áp bắp tay là phù hợp nhất.
Người trên 50 tuổi nên sử dụng máy đo huyết áp bắp tay vì mạch ở người có tuổi sẽ yếu tín hiệu và sự dò tìm ở những mạch máu bắp tay sẽ đảm bảo độ chính xác.
b) Chức năng:
Máy đo huyết áp nói chung thì chỉ có những chức năng cơ bản như: đo huyết áp, theo dõi nhịp tim, còn nếu bạn muốn thêm nhiều tính năng hiện đại hơn thì có thể lựa chọn các dòng cao cấp hơn nhưng giá thành sản phẩm sẽ cao hơn đôi chút.
c) Chế độ bảo hành:
Hầu hết các dòng máy đo huyết áp hiện nay có thời gian bảo hành trung bình khoảng 3 năm/sản phẩm, riêng với dòng máy của thương hiệu iMediCare có thời gian bảo hành lên đến 5 năm.
Cách sử dụng máy đo huyết áp tại nhà:
Nhằm có được hiệu quả cao nhất, bạn cần trang bị những kiến thức hữu ích dưới đây khi sử dụng máy đo huyết áp.
1. Cách quấn vòng bít:
Khi tiến hành đo huyết áp, nếu vòng bít quá lỏng hoặc quá chật thì kết quả đọc huyết áp sẽ thiêu đi độ chính xác hoặc máy sẽ báo lỗi. Bởi vậy, bạn nên áp dụng theo nguyên tắc sau:
Bước 1: Hãy chắc chắn rằng bạn đã cởi áo bó ra khỏi cánh tay.
Bước 2: Tiến hành đặt cánh tay trái luồn qua ống dẫn khí sao cho phần cuối của vòng bít cách khuỷu tay khoảng 1 – 2 cm.
Bước 3: Lật ngửa cánh tay.
Bước 4: Điều chỉnh ống dẫn khí để nó đặt giữa bắp tay và vòng bít.
2. Ngồi nằm đúng tư thế:
Tư thế ngồi, nằm đo huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả nhận được. Bởi vậy khi ngồi, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Ngồi/ nằm im, tránh cử động.
– Không nói chuyện trong quá trình đo huyết áp
– Tư thế ngồi thẳng lưng, tay đặt lên mặt bàn
– Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái.
– Trước đó nên thư giãn 5 phút.
3. Lưu ý khác:
– Ăn xong sau 30 phút đến 1 tiếng mới tiến hành đô huyết áp
– Đo huyết áp không dưới 10 phút.
– Không đo huyết áp ngay sau khi chạy, leo cầu thang quá đói, quá mệt…
– Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn vi trí huyết áp có xu hướng cao hơn.
– Để xác định bệnh tăng HA, cần đo ít nhất 3 lần (cách nhau 1 tuần).
Những thông tin trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn tìm ra máy đo huyết áp nào tốt nhất. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ chọn mua được cho mình một sản phẩm thích hợp.